| Hotline: 0983.970.780

Làm mới nhãn hàng gạo ST25 để hạn chế hàng nhái

Thứ Ba 14/09/2021 , 14:51 (GMT+7)

Tại Sóc Trăng, Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí vừa cho ra mắt nhãn hàng "Gạo ông Cua" vừa làm mới sản phẩm gạo ST25 lại giúp hạn chế hàng giả.

Ruộng lúa thơm ST 25 ở Sóc Trăng. Ảnh: HQT.

Ruộng lúa thơm ST 25 ở Sóc Trăng. Ảnh: HQT.

Ra mắt "Gạo ông Cua"

Hiện Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí hợp đồng với nông dân tại Sóc Trăng trồng lúa bán gạo “chính hiệu ST25”. Nhờ đó, tạo được uy tín qua hệ thống các đại lý bán gạo lẻ tại thị trường nội địa.

Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp than phiền chuyện làm giả nhãn hiệu, bao bì được phát hiện nhan nhãn ở một số địa phương. Cứ sau mỗi đợt bao bì mới vừa chào hàng trên thị trường, chỉ sau 5 ngày các đại lý bán gạo báo về đã có hàng giả, nhái giống y chang.

Mới đây, doanh nghiệp Hồ Quang Trí đã ra mắt nhãn hàng “Gạo ông Cua” có tem chống hàng giả như một cách làm mới sản phẩm gạo thơm ST25.  

Trong 3 năm qua, trong nhóm gạo Việt thơm ngon nổi tiếng, nhất là sau sự kiện gạo ST25 dự thi World's Best Rice 2019 đoạt giải ngon nhất thế giới đã tạo tiếng vang, sức hút mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.

Cũng từ đó, khởi đầu nạn mua bán từ giả giống lúa cho tới làm giả nhãn hiệu gạo hàng hóa xảy ra liên miên. Tại điểm khởi nguồn trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa Hồ Quang, lúa giống sản xuất bán theo nhu cầu, địa chỉ một số doanh nghiệp, HTX nông nghiệp các địa phương đặt hàng.

Đến đầu năm 2020, nguồn cung lúa giống số lượng chưa nhiều nhưng ngoài thị trường đã có lúa giống giả rao bán cho nông dân. Mặc dù các DN trong ngành sản xuất kinh doanh giống phán ánh liên tục đến cơ quan chức năng nhưng việc chống hàng gian, hàng giả cho thấy cần có biện pháp quyết liệt, hữu hiệu hơn.

Trước mắt, để chống hàng giả, doanh nghiệp khuyến cáo nông dân và người tiêu dùng nên tìm các đại lý bán hàng uy tín trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp khi mua lúa giống hay gạo đóng túi có nhãn hàng nhận diện trên bao bì được công bố.

Vừa qua, khi các tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là trong mấy tuần đầu các tỉnh vùng ĐBSCL bố trí nhiều điểm chốt kiểm soát chặt chẽ phương tiên giao thông vận tải việc vận chuyển lúa giống tương đối khó khăn.

Ngoại trừ đường quốc lộ được phân “luồng xanh” lưu thông hàng hóa nông sản, những nẻo đường quê hay tỉnh lộ xe chở lúa giống, gạo không thể đưa đến nông dân và các đại lý bán hàng. Các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho biết có khi tài xế buộc phải quay xe chở hàng về.

Nhãn hàng mới gạo đặc sản Ông Cua (Sóc Trăng). Ảnh: HĐ.

Nhãn hàng mới gạo đặc sản Ông Cua (Sóc Trăng). Ảnh: HĐ.

Hiện ở ĐBSCL thị trường gạo bình ổn giá. Gạo chất lượng trung bình có giá bán lẻ thấp nhất 13.500-14.000 đ/kg. Trong phân khúc gạo thơm chất lượng cao, gạo thơm ST25 luôn đứng ở mức cao. Tại TP. Cần Thơ "Gạo ông Cua ST25" có tem chống hàng giả, giá bán từ 160.000 - 170.000 đ/túi (5kg). Theo một số cửa hàng bán lẻ cho biết, hiện thời sức mua giảm 50%, do vận chuyển khó khăn, nguồn cung từ Sóc Trăng còn gián đoạn, nhất là hàng vận chuyển về các tỉnh, thành xa.

Nâng chất lượng, tăng nguồn cung

Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, vụ lúa hè thu 2021 đang thu hoạch. Tại thị xã Ngã Năm, một số giống lúa chất lượng cao xuất khẩu nông dân bán lúa tươi tại ruộng trên 5.000-5.400 đ/kg. Trong khi lúa ST24 do các HTX nông dân sản xuất liên kết với doanh nghiệp được thu mua 7.000-7.400 đ/kg.

Nhưng muốn giữ được phẩm chất gạo ngon, giá tốt, các doanh nghiệp kinh doanh và xây dựng thương hiệu gạo riêng cho mình đặt yêu cầu liên kết tiêu thụ lúa với HTX, tổ hợp tác sản xuất, trong đó đặt mua, sử dụng giống lúa xác nhận chính gốc từ trại sản xuất giống Hồ Quang.

Trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa Hồ Quang. Ảnh: HĐ.

Trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa Hồ Quang. Ảnh: HĐ.

Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, tác giả chính trong nhóm nghiên cứu bộ giống lúa ST, nêu yếu tố tiên quyết muốn giữ phẩm chất gạo ngon, cơm thơm giống lúa phải đảm bảo chất lượng và áp dụng đúng theo quy trình canh tác. Do vậy việc nghiên cứu, chọn tạo, thanh lọc, nâng cao chất lượng giống lúa hầu như phải liên tục, không ngừng.

Trong những ngày các địa phương trong vùng thực hiện giãn cách xã hội, công nhân lao động nghỉ. Kỹ sư Cua vẫn miệt mài bên ruộng lúa giống. Ông nói: Hai giống lúa ST24, ST25 đã định hình, chuẩn mực và duy trì phẩm chất gạo ngon qua suốt nhiều vụ, ổn định năng suất. Tuy phải tốn kém chi phí, công sức nhưng cần tiếp tục thanh lọc chọn dòng kháng bệnh đạo ôn, làm sao để không phun thuốc trừ bệnh mà cây lúa vẫn khỏe, sinh trưởng tốt.

Theo ông Cua, quan sát thị hiếu tiêu dùng, giống lúa ST24 cơm thơm mùi dứa được đặt hàng sản xuất cung cấp vào các siêu thị. Lúa ST25 cơm thơm hương cốm, cùng với danh tiếng được khách hàng các tỉnh phía Bắc ưa chuộng, nhất là làm quà cho những ngày lễ, tết. Vì vậy, ST25 được các doanh nghiệp đặt mua giống sản xuất tại các tỉnh khu vực bán đảo Cà Mau khá nhiều.

Sau năm 2020, cánh đồng lúa thơm ST24, ST25 lan rộng dần từ Sóc Trăng qua các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đầu năm 2021 tỉnh Bạc Liêu và huyện Thới Bình (Cà Mau) có chương trình trợ giống nông dân trên 110.000 ha. Riêng vùng lúa-tôm có nhu cầu gần 2.000 tấn giống.

Các doanh nghiệp Cỏ May, Tấn Vương, Trung An…đặt mua lúa giống gốc, sản xuất và hợp tác liên kết tiêu thụ với các HTX, tổ hợp tác hình thành cánh đồng lớn ở nhiều địa phương. May mắn lần lượt đến tháng 7, tháng 8 lượng lúa giống đã đưa về đến các địa phương kịp thời vào vụ.

Hiện nay, một số doanh nghiệp và HTX đã hình thành chuỗi sản xuất liên kết, từ sử dụng giống gốc đến vùng sản xuất. Ở vùng luân canh lúa-tôm Sóc Trăng, Bến Tre,  Cà Mau… rất thích hợp để trồng lúa hữu cơ.  Doanh nghiệp Hồ Quang Trí hiện có thêm gạo ST24 và ST25 Hoa Nắng đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế USDA (Mỹ) và EU Organic Farming (châu Âu).

"Đã có một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất, hình thành vùng trồng lúa hữu cơ ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Trong đó nhiều diện tích lúa ST24, ST25 được nông dân các HTX làm theo mô hình canh tác thông minh, theo hướng hữu cơ, thích ứng thời tiết, ít sử dụng hoặc không dùng phân, thuốc trừ sâu hóa học. Lợi ích gạo sạch vùng lúa-tôm hạ thấp chi phí sản xuất. Qua kiểm tra ngẫu nhiên về các chỉ số dư lượng thuốc BVTV của lúa canh tác theo mô hình lúa-tôm không có nhiều sai biệt lớn so với lúa hữu cơ", ông Hồ Quang Cua cho hay. 

    Tags:
Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm