| Hotline: 0983.970.780

'Làm sạch' những cây gỗ tự nhiên để trồng lại rừng?

Thứ Sáu 31/08/2018 , 10:05 (GMT+7)

Sau khi được giao quản lý và trồng rừng, Cty Lâm nghiệp Lơ Ku (huyện K’bang, tỉnh Gia Lai) thuê một doanh nghiệp khác trồng rừng. Tuy nhiên, rừng trồng chưa được bao nhiêu thì những cây gỗ tự nhiên nằm trên phần đất rừng trồng này bị đốn hạ ngổn ngang.

* Rừng bị phá gần ngay trạm kiểm soát cửa rừng

Cách Trạm kiểm soát cửa rừng Lơ Ku (xã Lơ Ku) khoảng 1km theo hướng từ UBND xã ra trung tâm huyện, chúng tôi rẽ trái đâm xuyên qua khu vực rừng keo lai khoảng 3km thì đến cửa rừng tự nhiên. Đi sâu vào các đường xương cá, thấy có hàng chục cây gỗ to bị đốn hạ.

05-37-14_nh_2
Hình ảnh tại tiểu khu 138, xã Lơ Ku, huyện K’bang

Có cây mới bị “xẻ thịt” xong, thân cây đã “bốc hơi”, gốc còn rướm nhựa, cành lá nằm ngổn ngang dưới đất chưa kịp khô. Nhiều cây gỗ khác khi bị “mần thịt” xong thì lâm tặc xẻ phách, hiện trường vẫn còn phách gỗ. Nhiều cây bằng lăng cũng bị cắt khúc nhưng chưa chở đi. Đặc biệt, có cây gỗ to hơn 3 người ôm, dài hàng chục mét cũng bị cưa hạ… Lâm tặc khai thác xong thì dùng trâu kéo gỗ đi tập kết trước khi đưa xe bốc đi. Dấu vết chân trâu và gỗ kéo in hằn trên đường.

Ông N.K., là người xã Lơ Ku, huyện K’bang bức xúc: “Hồi xưa ở khu vực phía sau suối Cọp trong xã là rừng tự nhiên, rất nhiều cây gỗ to. Nhưng bây giờ, cây nằm ngổn ngang, sau đó bị đốt trụi rồi trồng keo lai”. Ông K. cho rằng, doanh nghiệp đã nhận dự án rồi, khó có ai vào phá được.

Ghi nhận tại “hiện trường” thực tế, vị trí ông K. nói nằm lọt thỏm giữa những dãy núi cao, nhìn từ bên ngoài không thể thấy mà phải đâm xuyên qua những cánh rừng mới thấy được. Tại đây, nằm sát bên cạnh những cánh rừng xanh um là nhiều quả đồi với diện tích hàng chục ha hiện đã được trồng keo lai với thời gian khoảng 2 tuần, cây đã cao hơn 20cm.

Tuy nhiên, tại các vị trí đang trồng keo, chúng tôi thấy tình trạng cây gỗ tự nhiên to nhỏ bị chặt, phá, phát trụi nằm khắp nơi. Có điểm, khoảnh còn bị phá trắng cây gỗ to nhỏ. Cây bị chặt xong thì tiến hành đốt làm gốc cháy đen, có gốc cây không kịp đốt thì mọc mầm. Thân cây nằm chồng chất trên đất. Có vị trí trồng keo, những cây gỗ to cũng bị đốn và đã được xẻ thành hộp vuông vức, bên trên ghi số điện thoại nhưng chưa kịp chở đi. Nhẩm tính, trên những quả đồi đang trồng keo, hiện còn trơ hàng trăm gốc cây tự nhiên cả to lẫn nhỏ đã bị chặt. Thân cây chặt xong vứt dưới đất, nằm bên cạnh những cây keo lai mới trồng.

Ông Phạm Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện K’bang cho biết, qua mô tả, xác định vị trí khai thác rừng trái phép nằm ở tiểu khu 138, xã Lơ Ku, thuộc quản lý của Cty Lâm nghiệp Lơ Ku. Công ty này được giao quản lý 9.208ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 1.400ha là đất lâm nghiệp chưa có rừng và sẽ đưa vào kế hoạch trồng rừng. Năm 2018, công ty được giao trồng 150ha rừng. Khoảng 10 ngày trước, hạt kiểm lâm phối hợp chủ rừng đi kiểm tra, phát hiện có 3 cây gỗ bị chặt, khối lượng khoảng hơn 6m3. Tuy nhiên, thực tế chúng tôi ghi nhận lại có hàng chục cây gỗ bị cưa hạ chứ không phải 3 cây như ông Trường nêu.

“Chúng tôi sẽ chỉ đạo Hạt kiểm lâm phối hợp các phòng ban chức năng của huyện, lập đoàn kiểm tra tiến hành vào xác minh tại hiện trường, nếu đúng, chúng tôi sẽ kiên quyết đề xuất xử lý”, ông Trường nêu quan điểm.

Dưới đây là một số hình ảnh do PV NNVN ghi lại tại hiện trường:

 
 
 

Chỉ là những cây gỗ… mọc lẻ

Lãnh đạo Cty lâm nghiệp Lơ Ku cho rằng, sự việc phóng viên ghi nhận cây gỗ tự nhiên bị đốn hạ trên diện tích đang được trồng keo lai không phải mang bản chất phá rừng tự nhiên để trồng rừng, cũng không phải là công ty đưa diện tích rừng bị phá vào diện tích đồi trọc để trồng rừng, hòng hợp thức hóa diện tích rừng bị mất. “Chắc là trên đất trồng rừng có vài cây gỗ tự nhiên nằm lẻ loi, nên họ chặt luôn để trồng cho sạch thôi”, ông Trần Văn Trị, Giám đốc Cty lâm nghiệp Lơ Ku nói.

 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm