| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu tiên cấy ghép đầu người: Những hoài nghi chưa có lời giải

Thứ Ba 19/01/2016 , 15:13 (GMT+7)

Sau ca phẫu thuật ghép đầu, bệnh nhân được giữ ở trạng thái hôn mê trong ba tuần, một phần là để giảm thiểu các cử động. Quá trình hồi phục diễn ra trong nhiều tháng.

Bác sỹ Canavero dự tính sẽ ứng dụng một số công nghệ giả lập thực-ảo để giúp người bệnh thích nghi với cơ thể mới còn lạ lẫm. Có thể sẽ có những giấc ngủ nhân tạo. Sau đó, Canavero tính toán thời gian của quá trình hồi phục, một buổi họp báo và (tại sao không?) một giải Nobel.

Giải Nobel mới?

“Trong vòng 100 năm tới quá trình ghép đầu sẽ được tường thuật trên ti vi. Sự kiện này sẽ thu hút công chúng hơn cả việc hạ cánh xuống mặt trăng. Tôi khá chắc chắn về điều này. Đây sẽ là bước tiến vĩ đại nhất trong lịch sử loài người”, Canavero nói.

Một trong những phần việc của kế hoạch đã hiện hữu thực sự. Tại cuộc gặp các nhà phẫu thuật Mỹ mùa hè năm 2014, Canavero giới thiệu với cử tọa một người đàn ông tên là Valery Spiridonov, nghệ sỹ đồ họa 31 tuổi đến từ Nga. Spiridonov bị teo cơ nghiêm trọng và phải ngồi xe lăn suốt đời, tính đến thời điểm này. Anh cũng đưa ra bản trình bày bằng đồ họa đi kèm với bài phát biểu của Canavero.

Spiridonov tình nguyện làm bệnh nhân đầu tiên của Canavero và cũng là người đầu tiên sẽ trải qua ca phẫu thuật bằng dao vi phẫu. “Tôi gọi anh ấy là Gagarin”, Canavero nói (Gagarin là anh hùng Liên Xô, người đầu tiên bay vào vũ trụ).

Loài người thực ra đã từng nhiều lần thử nghiệm việc cấy ghép đầu, ví dụ như cấy ghép đầu chó con ở Liên Xô những năm 1950, cấy ghép đầu khỉ ở Mỹ trong những năm 1970 hoặc trên hàng trăm con chuột ở Trung Quốc trong các năm 2013, 2014.

Lũ chó con chỉ sống được chưa đến một tuần, khỉ thì sống lâu hơn chút, chuột chỉ sống được một ngày. Nhưng trong tất cả những ca phẫu thuật này, mục tiêu chính là chứng minh ý tưởng chứ không phải là kéo dài sự sống bao lâu. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là rất nhiều con vật đã chết dưới con dao mổ mà các bước tiến diễn ra hết sức chậm chạp.

10-35-10_cp-nhi-tn
Thành phố Cáp Nhĩ Tân, phía bắc Trung Quốc, nơi ca phẫu thuật vĩ đại dự kiến diễn ra.
 

“Ghép tim, thận, tất cả đều dựa trên kết quả nhiều năm thực nghiệm với động vật”, Henry Marsh, bác sỹ phẫu thuật thần kinh kỳ cựu nói. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về kế hoạch của bác sỹ Canavero và Marsh nằm trong số đó. Ông tự hỏi: căn cứ chính trong lý luận của Canavero là đâu?

Canavero nói với phóng viên tờ Guardian rằng về mặt đạo đức, ông phản đối thí nghiệm trên động vật. “Tôi không muốn giết động vật thêm nữa. Chúng tôi đã thấy đủ. Không cần thêm dữ liệu dựa trên động vật”.

Nhưng nếu giết động vật là cách giúp thuyết phục mọi người theo kế hoạch của mình, liệu Canavero sẽ gạt những cảm xúc kia ra một bên?

Không có căn cứ nào cho việc đó cả, ông nói. “Giải phẫu người không giống như giải phẫu khỉ. Không giống giải phẫu chuột. Anh thử nghiệm đủ cách trên động vật và cuối cùng anh không thu được cái gì cả. 95% thử nghiệm trên động vật không đi tới đâu cả”.

Canavero tin rằng các nghiên cứu cần thiết cho ca phẫu thuật của ông đã được thực hiện, trong các nghiên cứu khác nhau trong một thế kỷ qua, không chỉ những thực nghiệm trên chó con, khỉ, chuột. Ông đã lục tìm những tài liệu xưa cũ liên quan đến một phụ nữ Mỹ năm 1902 bị thương nghiêm trọng ở tủy sống do bị súng bắn; một người trượt tuyết bị thương nặng do tai nạn hồi năm 2005. Trong cả hai trường hợp, cột sống được các bác sỹ nối thành công và cả hai đều có thể hồi phục khả năng vận động ở mức độ hạn chế.

Kẻ khác người

Phóng viên Guardian đem các thông tin này kiểm chứng với bác sỹ Marsh. “Những tài liệu cổ người ta không còn tìm kiếm nữa, thường là những câu chuyện tào lao”, ông nói. “Trong khoa học, luôn luôn có những kẻ thành công không giống ai. Nhưng phẫu thuật kiểu này (ý Marsh nói về ca mổ của Canavero) cực kỳ phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao của nhiều lĩnh vực. Tôi không biết có cá nhân nào đó, dù xuất sắc đến đâu, có thể giải quyết mọi vấn đề”.

Nhiệm Tiểu Bình, bác sỹ ở thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc), người giới thiệu Canavero với chính quyền thành phố hy vọng có cơ hội tham gia ca mổ, đồng ý rằng ca phẫu thuật sẽ rất phức tạp.

Trong hai thập kỷ, Nhiệm tự mình điều tra, nghiên cứu về chuyện cấy ghép đầu, thực nghiệm với chuột. Nhưng Nhiệm nói, quy mô dự án lần này khiến một người “không giống ai” như Canavero càng quan trọng. “Sẽ cần tới một tập thể lớn và cần một người lãnh đạo”, ông nói.

Trung Quốc đã đổ tiền nhiều một cách đáng ngạc nhiên vào việc nghiên cứu y tế trong những năm gần đây. Nhiều bác sỹ phương Tây đồng ý rằng chuyện phía Trung Quốc tham gia thực hiện ca mổ của Canavero khiến kế hoạch của ông thêm hợp lý.

Michael Sarr, biên tập viên của tạp chí y khoa Phẫu thuật (Mỹ) từng dự đoán rằng nếu vụ cấy ghép của Canavero diễn ra, nó sẽ chỉ diễn ra ở “Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Mỹ hay Nga”.

Khi phóng viên Guardian nói với Sarr về thành phố Cáp Nhĩ Tân, ông nói: “Trung Quốc về một số góc độ, giống như miền Tây hoang dã. Luật lệ bớt chặt chẽ hơn các nơi khác”.

Canavero đã lên kế hoạch chuyển tới sống ở Cáp Nhĩ Tân để bắt đầu hai năm chuẩn bị, hướng đến Giáng sinh năm 2017. Vợ ông, Francesca và hai con nhỏ sẽ ở lại quê nhà. “Tôi từ bỏ mọi thứ”, Canavero nói. “Nhưng hai năm có là gì nếu nó làm thay đổi thế giới?” (Còn nữa).

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm