| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu tiên nhãn Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử

Thứ Ba 03/08/2021 , 17:03 (GMT+7)

Từ ngày 3-8/8, sàn thương mại Điện tử Sendo mở thêm kênh bán nông sản giá bình ổn cho thị trường Hà Nội, đồng thời giới thiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên.

Theo báo cáo của tỉnh, năm nay sản lượng nhãn Hưng Yên vào khoảng 50.000-55.000 tấn. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo báo cáo của tỉnh, năm nay sản lượng nhãn Hưng Yên vào khoảng 50.000-55.000 tấn. Ảnh: Tùng Đinh.

Chỉ còn ít ngày nữa, nhãn Hưng Yên sẽ vào chính vụ. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hưng Yên, sản lượng nhãn của tỉnh vào khoảng 50.000-55.000 tấn, trong đó lượng nhãn đạt chất lượng VietGAP vào khoảng trên dưới 20.000 tấn.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng nhãn tiêu thụ trong nước được cho là sẽ có xu hướng giảm. Nhằm giải quyết bài toán này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã đồng hành cùng Sàn thương mại điện tử Sendo để sớm đưa sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên tiếp cận người tiêu dùng thông qua kênh thương mại điện tử.

Sendo sẽ là sàn thương mại điện tử đầu tiên bán nhãn Hưng Yên. Chủ tịch Sendo, ông Nguyễn Đắc Việt Dũng cho biết, nhãn lồng Hưng Yên sẽ được "tạo luồng xanh" tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam, thông qua "chợ ảo".

Thông qua Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Sendo sẽ kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã để mở hướng đưa sản phẩm Nhãn lồng Hương Chi - Hưng Yên lên bán trên sàn thương mại điện tử từ tháng 8/2021.

Bên cạnh việc đảm bảo độ tươi ngon đạt tiêu chuẩn VietGAP, với đầy đủ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm nhãn Hưng Yên còn được trợ giá, với ưu đãi đặc biệt giảm tới 35% - 50% và hỗ trợ chi phí vận chuyển trong những ngày chạy Chương trình.

Là một trong số các chương trình của “Gian hàng Việt trực tuyến” được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Sendo còn hướng dẫn để bà con nông dân tại Hưng Yên làm quen với công nghệ thương mại điện tử, bao gồm cách mở và quản lý gian hàng, đăng bán sản phẩm, đồng thời kết nối bà con với các đơn vị vận chuyển.

Ngoài nhãn Hưng Yên, Sendo còn dự định xây dựng các chương trình hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ nhiều loại cây trái tới vụ qua kênh phân phối online. Nổi bật, có các Chương trình vải thiều Thanh Hà – Hải Dương, vải thiều Bắc Giang, các chương trình Phiên chợ Nông sản hay Tuần lễ Nông sản Việt với các sản phẩm trái cây đặc sản các vùng miền như Xoài xanh, Mận Sơn La, Lê thơm Tai Nung – Lào Cai, Bơ Đắc Lắc, Bưởi da xanh Bến Tre, Nho xanh Ninh Thuận hay Sầu riêng Ri6 Trà Vinh.

Sau Sendo, các sàn thương mại điện tử khác cũng đang có phương án phối hợp cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để triển khai tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên trong cả mùa nhãn tháng 8 này. Đây là kinh nghiệm của Bắc Giang trong việc tiêu thụ vải, khi sớm chuyển dịch tỷ lệ tiêu thụ chủ yếu từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa.

Xem thêm
Khối ngành nông nghiệp ‘khát’ lao động

Hiện, nguồn nhân lực khối ngành nông nghiệp như thú y, trồng trọt và bảo vệ thực vật, thủy lợi… chưa đáp ứng đủ, nhiều cơ quan, doanh nghiệp vẫn đang ‘khát’ lao động.

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng SeABank.

Mong chính sách tín dụng linh hoạt hơn cho lĩnh vực nông nghiệp

Cần Thơ Các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.