| Hotline: 0983.970.780

Làng 19 tháng 5

Thứ Tư 19/05/2010 , 10:42 (GMT+7)

Trên đường thiên lý Bắc - Nam, đi qua đèo Ngang chừng 3 cây số là đến địa phận làng 19 tháng 5 (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình).

Trên đường thiên lý Bắc - Nam, đi qua đèo Ngang chừng 3 cây số là đến địa phận làng 19 tháng 5 (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Làng nằm dựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển Đông. 

Bí thư Chi bộ làng 19 tháng 5 Trần Phú Hà cho hay: “Vào khoảng năm 1960, lúc đó chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ còn khốc liệt, những người dân các xã Quảng Tùng, Cảnh Dương... đã phải sơ tán ra tận chân đèo Ngang. Sau đó hàng chục thanh niên được chọn đến cùng người dân thành lập làng mới. Ngày sinh nhật Bác được chọn để đặt tên cho làng với niềm tin son sắt và lòng tôn kính với Bác Hồ”.  

Một thời lẫy lừng 

Do địa thế làng 19 tháng 5 nằm cạnh vịnh Hòn La và vắt ngang Quốc lộ 1A tạo nên vị trí chiến lược khá quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa vào chiến trường. Vì vậy, làng đã trở thành tọa độ bắn phá suốt ngày của máy bay Mỹ. Thế nhưng, người làng vẫn tay cày tay súng giữ làng và phục vụ chiến đấu.

Lực lượng dân quân tự vệ của làng với súng phòng không và lòng căm thù giặc đã bắn hạ 3 máy bay phản lực Mỹ.

Bước sang đầu những năm 1970, giặc Mỹ điên cuồng dùng mọi thủ đoạn để đánh phá miền Bắc nhằm cắt đứt đường dây tiếp vận vũ khí, lương thực cho chiến trường niềm Nam. Máy bay thả ngư lôi dày đặc suốt chiều dài bờ biển Quảng Bình và cảng Hòn La nhằm không cho tàu các nước trong khối XHCN đưa gạo vũ khí chi viện cho nhân dân Việt Nam đánh giặc. Tàu Hồng Kỳ chở hàng ngàn tấn gạo, nhu yếu phẩm phục vụ chiến trường phải neo đậu ngoài khơi phao số 0 đợi chờ.

Chiến dịch quân sự Hòn La năm 1972 được thực hiện, người làng 19 tháng 5 cùng với bộ đội địa phương dùng thuyền gỗ, chèo tay băng đêm vượt qua lưới vây dày đặc của thủy lôi, bom từ trường từ máy bay, đạn pháo từ hạm độ 7 của Mỹ... để đưa hàng trăm tấn gạo từ tàu Hồng Kỳ vào bờ và chuyển tiếp vào phía Nam.  

Đổi mới theo lời dạy của Bác  

Đất nước thống nhất, làng 19 tháng 5 gồng mình đi qua gian khó. Ông Phạm Văn Trung đã được trao huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, nhớ lại: “Dân làng bắt tay vào xây dựng cuộc sống sau hòa bình khí thế lắm. Cả làng như trở thành một HTX tiểu thủ công nghiệp với lò gạch, lò nung vôi, rồi phát triển nghề biển... Nhờ vậy mà đời sống kinh tế cũng được cải thiện dần lên”.

Bí thư Chi bộ Trần Phú Hà lấy xe máy chở tôi đi một vòng quanh làng. Bên cạnh những con đường được rải nhựa là những ngôi nhà xây kiên cố, màu sơn tường còn mới. Bí thư Hà cho hay: “Hiện làng có trên 230 hộ dân và có khoảng 30% số hộ khá giả trở lên. Mấy năm trước tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 20%, nay cả làng phấn đấu giảm hẳn… Toàn bộ làng có trên 30 ha rừng trồng. Sắp tới đây, hàng trăm ha rừng thông phía sau lưng làng đang được Lâm trường Quảng Trạch và UBND xã làm thủ tục chuyển giao cho người dân quản lý, khai thác thì kinh tế hộ gia đình càng được cải thiện hơn nữa”.

Cái khó của làng ai cũng biết, đất đai thì sỏi đá, bạc màu; biển bãi ngang tôm cá không dồi dào. Từ trong cái khó, người dân làng 19 tháng 5 vẫn chăm chỉ đội nắng, dầm mưa sản xuất. Ngày biển yên thì dong thuyền ra khơi, ngày biển động thì lên đồi trồng rừng phủ xanh đồi trọc.

Ồng Trịnh An Toàn, Trưởng làng 19 tháng 5 cho hay: Khi phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động, làng 19 tháng 5 đã nhanh chóng hưởng ứng và trở thành một trong những địa phương đầu tiên ở vùng viển Quảng Bình tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Những câu chuyện kể về về Bác Hồ được cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể tổ chức cho người dân đã làm sâu lắng thêm hình ảnh của Bác trong mỗi người. Từ cụ già đến em nhỏ, ai cũng tự hào vì được sống trong ngôi làng được vinh dự mang tên “làng sinh nhật Bác Hồ”.

Chúng tôi vào nhà ông Nguyễn Văn Huân ở giữa làng. Ba bố con ông Huân đã ra biển, chỉ có bà Lê Thị Phương (vợ ông Huân) ở nhà chăm các cháu nhỏ. Bà lởi xởi kể chuyện: “Nhà có thuyền đánh cá, ông nhà tui đi với hai con trai. Có khi vào vụ cá hố, các giang... gọi thêm bà con xóm giềng cùng đi. Chỉ riêng thu nhập đi biển mỗi năm cũng được 150 triệu đồng. Tui ở nhà thì chăn nuôi thêm bò, lợn, gà và trồng mấy sào mía bán cho các quán giải khát. Vậy cũng làm được nhà khang trang, cưới vợ gả chồng cho con cái đàng hoàng”.

Nói giàu thì chưa, nhưng làng 19 tháng 5 có đội thuyền gần 100 chiếc cũng đủ lo cơm gạo cho mỗi gia đình.

Đi một vòng quanh làng, chúng tôi thấy nhà nào cũng trang trọng treo ảnh Bác Hồ ở gian giữa. Trên con đường chính đi qua làng, một tốp trẻ em vừa tan trường đi một hàng bên phải, thấy khách lạ đều đứng lại khoanh tay thưa chào. Khuôn mắt các em sáng lên, ửng hồng trong nắng. Tôi hỏi một cháu nhỏ vừa tan lớp mẫu giáo về tên làng. Cháu vòng tay lễ phép: “Thưa chú, làng cháu mang tên 19 tháng 5 là ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu ạ. Cô giáo dạy cháu phải ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ để trở thành cháu ngoan của Bác”.

Trước trường mầm non là công trình trường tiểu học thôn đang được xây dựng mới. Bí thư Chi bộ Trần Phú Hà giới thiệu: “Năm học tới con em làng có chỗ học mới khang trang rồi. Còn sát sân vận động là quy hoạch để xây dựng nhà văn hóa thôn để có chỗ sinh hoạt cho bà con rộng rãi và trang trọng”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm