| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai gượng dậy sau trận lũ lịch sử 100 năm, quét qua nhiều vùng nghèo khó

Thứ Hai 08/08/2016 , 08:01 (GMT+7)

Trận lũ ống, lũ quét xảy ra đêm mùng 4 và rạng sáng 5/8/2106 tại Lào Cai là trận lũ lịch sử chưa từng thấy trong 100 năm qua. 

Chỉ một đêm mưa tối đất tối trời, nước đổ xuống như trút, núi rừng rùng rùng chuyển động khi cả ngàn khối đất đá từ trên cao đổ xuống đã cuốn phăng nhà cửa, ruộng đồng.

Sự sống đã bị xóa sạch khi trận lũ đi qua, tất cả đã trở thành bình địa và tang tóc. Người dân đang gồng mình, gắng gượng đứng dậy sau trận lũ…

Kinh hoàng lũ ống, lũ quét

Không thể tưởng tượng nổi tháng 9/2004 một trận lở núi kinh hoàng đổ ập thôn Sủng Hoảng đã vùi lấp cả 4 ngôi nhà của gia đình các ông: Chảo Sành Kinh, Chảo Láo Lù, Chảo Láo Sử, Chảo Dín Ngan.

Đúng 12 năm sau trận lũ ống, lũ quét lại đổ ập xuống mảnh đất Phìn Ngan khiến lòng chúng tôi nghẹn thắt. Dòng suối Làng Sang đỏ bầm như máu cuồn cuộn chảy, nhìn những ngọn cây chấp chới trước dòng lũ như cánh tay người dân bị nạn Phìn Ngan đang cầu cứu sự giúp đỡ của cả nước.

Nằm dọc vành đai của dãy Hoàng Liên, huyện Bát Xát hứng chịu trận lũ lớn nên bị thiệt hại nặng nề nhất mà những người già ở đây cho biết chưa từng thấy trong 100 năm qua. Trận lũ đã làm 11 người chết và mất tích.

Xã Cốc San nằm trên đường lên Sa Pa lũ quét làm sạt lở đất, vùi lấp làm chết 3 người. Xã Tòng Sành, có 3 người dân tộc Dao bị thiệt mạng do lũ quét cuốn trôi. Ngòi Đum chảy từ Sa Pa xuống mạnh như tên bắn, dòng lũ vùi lấp ruộng vườn xã Cốc San và TP Lào Cai. Quốc lộ 4D bị sạt lở tại km119+120, làm ách tắc giao thông, cô lập hoàn toàn huyện Sa Pa. Hàng trăm xe ô tô khách và xe đầu kéo đã bị dồn ứ trên quốc lộ 4D.

12-00-02_1
Dòng lũ trên suối Ngòi Đum hung dữ chảy qua địa phận TP Lào Cai

 

Tuyến tỉnh lộ 151, từ TP Lào Cai đi huyện Bát Xát bị cắt đứt, do lũ lên cao đột ngột, gây ngập úng tại khu vực xã Quang Kim, làm ách tắc giao thông tại đây. Tuyến tỉnh lộ 156, từ TP Lào Cai đi huyện Văn Bàn, bị ngập úng các ngầm tràn Xuân Giao, Phú Nhuận, Võ Lao… cắt đứt giao thông trên tuyến đường này, làm ngưng trệ hoàn toàn giao thông tại đây.

Thống kê chưa đầy đủ số nhà ở bị thiệt hại 795 nhà, trong đó nhà bị sập đổ hoàn toàn là 8 nhà, bị tốc mái hoàn toàn 23 nhà, nhà bị tốc mái 30 - 70% 162 nhà, nhà tốc mái dưới 30% 129 nhà, 20 nhà bị lũ cuốn trôi…

12-00-02_2
Nhà cửa bị dòng lũ nhấn chìm

 

Về sản xuất nông, lâm nghiệp, có 400,23 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 8,8 ha rừng gẫy đổ tại huyện Bảo Yên, gần 1.000 con trâu, bò, lợn, gà… bị lũ cuốn trôi.

Về giao thông, Quốc lộ 4D, đoạn Km119 - Km120 do sạt lở ta luy dương, tắc đường, Km124+300 đoạn Km131 - Km137 bị tắc đường nhiều giờ, cầu treo duy nhất vào thôn Sủng Hoảng bị lũ cuốn đứt phăng, khiến thôn này bị cô lập hoàn toàn…

Theo ước tính ban đầu thiệt hại do cơn bão số 2 gây ra đối với Lào Cai khoảng trên 200 tỷ đồng.

Gồng mình sau lũ

Ngay sau khi nghe tin Lào Cai bị thảm họa lũ lụt gây ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã cấp tốc lên Lào Cai, thị sát một số điểm sạt lở, thăm những gia đình bị nạn và chỉ đạo tỉnh Lào Cai nhanh chóng khắc phụ hậu quả trận lũ gây ra. Với tinh thần khẩn trương nhất, dồn mọi lực lượng giúp đỡ người dân vùng bị nạn, không để người dân nào bị thiếu lương thực…

Tỉnh Lào Cai đã dừng tất cả các cuộc họp để tập trung giúp dân. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Vịnh cùng Chủ tịch tỉnh Đặng Xuân Phong đến tận hiện trường chỉ huy khắc phục hậu quả, cứu trợ và giúp đỡ người dân dựng lại nhà cửa ổn định SX.

12-00-02_3
12-00-02_4
Giao thông tắc nghẽn QL4D ngày 5/8

 

Lực lượng vũ trang: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Lào Cai đã huy động hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ đến khu vực bị thiên tai giúp người dân khắc phục hậu quả. Trung tá, chính trị viên đồn biên phòng Bát Xát Nguyễn Văn Đông cho biết: Nghe tin lũ quét ập đến, hàng chục cán bộ, chiến sỹ của đồn đã xung phong có mặt tại hiện trường để giúp nhân dân sơ tán đến nơi an toàn, sau đó cứu tài sản, khi nước rút thì giúp bà con sửa chữa nhà cửa, dọn vệ sinh, ổn định cuộc sống.

Hội chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai đã quyên góp lương thực, nước uống đem đến khu vực bị ách tắc giao thông trên quốc lộ 4D phát miễn phí cho du khách và lái xe đang bị kẹt tại đây; đồng thời ngay trong đêm đã tổ chức tăng bo đưa hơn 70 du khách trong và ngoài nước đến thị trấn Sa Pa an toàn.

Huyện Bát Xát huy động lực lượng dân quân ở các xã lân cận và các phòng, ban, đoàn thể của huyện tìm kiếm người mất tích và dùng dây cáp và ròng rọc “tiếp vận” lương thực cho 16 hộ dân ở thôn Sùng Hoảng đang bị cô lập do lũ cuốn phăng chiếc cầu treo vào thôn.

12-00-02_6
Khắc phục hậu quả sau lũ

 

Ngành giao thông vận tại tỉnh đã huy động hơn 20 máy xúc các loại, trong đó có 6 máy xúc lật và hàng trăm công nhân tập trung bốc xúc hàng nghìn mét khối đất đá sạt lở tại Km 119+128 trên quốc lộ 4D. Các lực lượng tại đây đã làm việc liên tục suốt ngày và đêm, đến 10 giờ ngày 6/8 đã thông xe một chiều. Nhờ vậy, hàng trăm phương tiện giao thông và khách du lịch trong và ngoài nước đã được “giải thoát”, lưu thông trên quốc lộ 4D, đến Sa Pa hoặc thành phố Lào Cai.

Trận lũ kinh hoàng đêm 4 rạng ngày 5/8/2016 đã quét qua nhiều khu vực nghèo khó của tỉnh Lào Cai, để giúp người dân vùng lũ gượng dậy sau lũ rất mong sự chung tay giúp đỡ của đồng bào cả nước…

12-50-58_v3
12-50-58_v1
Bộ đội giúp dân khắc phục sau lũ (Ảnh: Tuấn Ngọc)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm