| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai kiểm soát chặt diện tích trồng sắn

Thứ Sáu 09/08/2024 , 08:19 (GMT+7)

Năm 2022 - 2023, giá sắn tăng cao nên một số địa phương ở Lào Cai người dân sản xuất sắn ồ ạt, xâm lấn sang diện tích đất quy hoạch các cây trồng khác.

Tỉnh Lào Cai có diện tích sắn bình quân hàng năm hơn 6.000ha, tổng sản lượng đạt trên 90.000 tấn, tập trung chủ yếu tại các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát, Bảo Thắng. Năm 2022 - 2023, giá sắn tăng cao nên tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai người dân sản xuất sắn ồ ạt, xâm lấn sang diện tích đất quy hoạch các cây trồng khác. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, giá cả bấp bênh, không bền vững và bị động.

Diện tích sắn tại Lào Cai năm 2022 - 2023 đã tăng nóng do giá sắn tăng cao. Ảnh: Lưu Hòa.

Diện tích sắn tại Lào Cai năm 2022 - 2023 đã tăng nóng do giá sắn tăng cao. Ảnh: Lưu Hòa.

Bên cạnh đó, đây là cây trồng nhanh chóng làm cạn kiệt dinh dưỡng trong đất, nhất là diện tích trồng sắn trên chân đất dốc dễ gây xói mòn, dẫn đến suy thoái đất. Để việc sản xuất sắn trên địa bàn tỉnh đảm bảo bền vững, ổn định, hiệu quả, Sở NN-PTNT Lào Cai vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tập trung triển khai thực hiện một số nội dung:

- Xây dựng kế hoạch trồng sắn phù hợp, gắn với canh tác sắn theo hướng bền vững để bảo vệ đất đai, chống xói mòn. Đồng thời hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc như: Làm đất tối thiểu; tạo băng chắn chống xói mòn; trồng luân canh, xen các cây ngắn ngày như đậu đỗ, lạc, vừng; trồng xen sắn trong các vườn cây lâu năm/cây lâm nghiệp (nông - lâm kết hợp) khi cây còn nhỏ (1 - 3 năm đầu) để hạn chế sâu bệnh hại, giữ ẩm, bảo vệ đất, xói mòn, rửa trôi đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân.

- Kiểm soát chặt chẽ diện tích trồng sắn theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương, không để nhân dân phát triển cây sắn theo hướng tự phát; không chặt phá rừng và các cây lâu năm khác để trồng sắn; ưu tiên phát triển các cây trồng chủ lực nhằm hình thành vùng tập trung, ổn định.

Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân không mở rộng diện tích trồng sắn ồ ạt dẫn đến dư thừa sản phẩm, giá bán thấp, hiệu quả không cao. Từng bước chuyển đổi diện tích trồng sắn sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các cây trồng chủ lực.

Cây sắn có rất nhiều loại sâu bệnh, người dân cần thăm vùng trồng sắn thường xuyên để phòng, trừ kịp thời. 

Cây sắn có rất nhiều loại sâu bệnh, người dân cần thăm vùng trồng sắn thường xuyên để phòng, trừ kịp thời. 

- Tăng cường công tác quản lý giống, công tác bảo vệ thực vật, thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện sớm và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời đối với một số sâu bệnh như: Bệnh chổi rồng, rệp sáp, nhện đỏ, khảm lá sắn...

Kkhuyến cáo nhân dân vùng trồng sắn sử dụng giống sạch bệnh, kháng bệnh, không sử dụng các giống mẫn cảm với bệnh, không sử dụng hom sắn ở những vùng đã bị nhiễm bệnh. Đối với vùng trồng sắn bị nhiễm bệnh nặng, diện tích nhiều cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn và tổ chức tiêu hủy kịp thời, đúng kỹ thuật, tránh lây lan ra diện rộng.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát các tổ chức, cá nhân chế biến sắn trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX chế biến sắn trên địa bàn tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm, đầu tư thâm canh vùng nguyên liệu sắn cho người dân để nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng đất, tạo thành vùng nguyên liệu ổn định, bền vững.

Các nhà máy, cơ sở chế biến sắn cần đầu tư nâng cấp dây chuyền, áp dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng các thiết bị hiện đại trong bảo quản, chế biến, xử lý chất thải nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.

Người dân cần tổ chức trồng sắn phù hợp, gắn với canh tác sắn theo hướng bền vững để bảo vệ đất đai, chống xói mòn. Sử dụng những giống sắn mới có năng suất, tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất khô cao như KM60, KM94, KM98-7… kết hợp với đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất