| Hotline: 0983.970.780

Lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng để giảm phát thải khí nhà kính

Thứ Hai 07/11/2022 , 14:44 (GMT+7)

Lượng rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn. Lượng rơm rạ này nếu không được lấy ra khỏi đồng ruộng sẽ gây phát thải khí nhà kính.

Lượng rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn sau mỗi vụ lúa. Ảnh: Sơn Trang.

Lượng rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn sau mỗi vụ lúa. Ảnh: Sơn Trang.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, ngày xưa, khi Đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới sản xuất một vụ lúa mùa hoặc làm lúa 2 vụ, thì hầu như nhà nào cũng có một cây rơm. Sau khi thu hoạch lúa, người ta gom hết rơm rạ trên đồng tạo thành cây rơm để làm chất đốt, làm thức ăn cho trâu, bò hay phủ lên những luống rau …

Tuy nhiên, từ khi chuyển sang thâm canh, tăng vụ, khiến cho thời gian giữa các vụ lúa rất gần nhau, từ vụ này tới vụ kia chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Trong khi đó, lượng rơm rạ là rất lớn.

Mỗi năm, cả nước thu hoạch 43 triệu tấn lúa, thì trên đồng ruộng có 43 triệu tấn rơm rạ. Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm có 24 triệu tấn lúa thì có 24 triệu tấn rơm rạ. Do đó, để lấy lượng rơm rạ này ra khỏi đồng ruộng là việc không đơn giản.

Làm sao để di chuyển rơm rạ ra khỏi đồng ruộng? Ông Tùng cho rằng, để làm được điều đó, phải giải được bài toán về cơ giới, về nơi dự trữ và sử dụng có hiệu quả nguồn rơm rạ này. Còn nếu để rơm rạ ở lại trên đồng ruộng, cũng phải có bài toán để phân hủy lượng rơm rạ này, qua đó, hạn chế đến mức thấp nhất lượng rơm còn trên đồng ruộng nhằm góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính.

GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cho biết, trên thế giới, để giải quyết rơm rạ nói riêng cũng như phụ phẩm nông nghiệp nói chung, người ta đã đầu tư, nghiên cứu rất kỹ công nghệ vi sinh để phân giải xenlulo trong các điều kiện khác nhau như kỵ khí, hiếu khí, yếm khí ...

Từ kinh nghiệm của các nước, để góp phần giải quyết rơm rạ trên đồng ruộng, cần có sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất các chế phẩm sinh học trong việc nghiên cứu những loại men vi sinh có thể giúp phân giải rơm rạ trên đồng ruộng có nước hoặc khi rơm rạ đã được cày vùi vào trong đất ruộng.

Tuy nhiên, để xử lý triệt để rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác, Việt Nam cần đi theo hướng căn cơ hơn, đó là nông nghiệp tuần hoàn. Đi theo hướng này, cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp, mà phải là những doanh nghiệp lớn.

 Ông Lê Thanh Tùng cũng cho rằng, trong xu hướng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, chúng ta đang phát triển nông nghiệp tuần hoàn, tức là tận dụng tất cả các phụ phẩm trong nông nghiệp.

Rơm rạ cần được lấy ra khỏi đồng ruộng để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm khác và giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Sơn Trang.

Rơm rạ cần được lấy ra khỏi đồng ruộng để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm khác và giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Sơn Trang.

Trong sản xuất lúa, giải pháp trước mắt có thể là huy động một lực lượng lớn nông dân di chuyển rơm rạ ra khỏi đồng ruộng, rồi dùng rơm rạ đó để sản xuất nấm, trộn với phân chuồng để làm phân bón hoặc phơi khô để sử dụng trong những công việc khác.

Hoặc có thể nghiên cứu, sử dụng các loại nấm, vi sinh để phân hủy rơm rạ ngay trên đồng ruộng. Nói chung là sử dụng những giải pháp phù hợp để làm giảm phát thải khí nhà kính mà không quá bất lợi cho người sản xuất.

Việc di chuyển rơm rạ khỏi đồng ruộng trong mùa mưa hay khi ruộng ngập nước là rất khó khăn. Nhưng hiện nay, máy gặt đập liên hợp đã có thể xuống ruộng cắt lúa trong mùa mưa. Vì vậy, nếu thấy Việt Nam có nhu cầu lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng trong mùa mưa, vào thời điểm đồng ruộng ngập nước, các nhà sáng chế máy móc trong nước và các doanh nghiệp quốc tế sẽ nghiên cứu ra những máy móc đáp ứng được những yêu cầu đó.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.