| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên hướng dẫn người nuôi biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Thứ Bảy 08/10/2022 , 10:31 (GMT+7)

Để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi, người nuôi cần tuân thủ lịch thời vụ, lựa chọn mua con giống có chất lượng, được xét nghiệm các loại bệnh nguy hiểm.

Từ đầu năm đến nay, nhiều vùng nuôi tôm nước lợ và tôm hùm trên địa bàn ở Phú Yên xảy ra rải rác các loại bệnh nguy hiểm như hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, bệnh sữa, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn người nuôi một số biện pháp phòng, trị.

Nuôi tôm nước lợ trên địa bàn thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: KS.

Nuôi tôm nước lợ trên địa bàn thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: KS.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên định kỳ (1-2 lần/tháng) triển khai lấy mẫu giám sát bệnh trên tôm nuôi tại các vùng nuôi trọng điểm thuộc huyện Tuy An, thị xã Đông Hòa và Sông Cầu.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, cho biết, kết quả giám sát bệnh định kỳ trên tôm nuôi nước lợ và tôm hùm trong tháng 9 đã phát hiện gồm 2/6 mẫu bệnh hoại tử gan tuy cấp, 4/6 mẫu bệnh đốm trắng, 5/6 mẫu bệnh vi bào tử trùng (đối với tôm nuôi nước lợ) và 2/2 mẫu bệnh sữa (đối với tôm hùm).

Như vậy, kết quả đợt giám sát này cho thấy mầm bệnh đốm trắng và vi bào tử trùng trên tôm nước lợ đang xuất hiện tại 3 vùng nuôi gồm Phú Sơn, xã An Ninh Đông; Phú Khê, xã Hòa Xuân Đông; Mỹ Phung, xã Xuân Lộc. Đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp phát hiện tại vùng nuôi Mỹ Phụng, xã Xuân Lộc. Bệnh sữa trên tôm hùm nuôi tại vùng nuôi phường Xuân Đài. Điều này cho thấy nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên tôm tại các vùng nuôi là rất lớn.

Trước tình hình trên, để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi phát sinh và lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người nuôi tuân thủ lịch thời vụ theo hướng dẫn của Sở NN- PTNT. Cùng với đó người nuôi nên lựa chọn mua con giống có chất lượng, được xét nghiệm các loại bệnh nguy hiểm và phải được kiểm dịch theo đúng quy.

Nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu. Ảnh: KS.

Nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu. Ảnh: KS.

Trong quá trình nuôi, để hạn chế bệnh phát sinh dịch bệnh, người nuôi cần phải tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách định kỳ bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamine, khoáng chất…vào thức ăn cho tôm ăn và quản lý tốt lượng thức ăn cho tôm ăn tránh lượng thức ăn dư thừa khiến gây ô nhiễm môi trường nuôi. Thời điểm vùng nuôi đang có dịch bệnh xảy ra nên hạn chế việc thay, cấp nước vào ao nuôi, chỉ thực hiện trong trường hợp cấp thiết. Nước cấp phải được xử lý kỹ trước khi cấp vào ao nuôi.

Cùng với đó thường xuyên theo dõi, kiểm tra các thông số môi trường ao nuôi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nuôi trong ngưỡng thích hợp, không để biến động mạnh các yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi.

“Đối với những ao nuôi có mầm bệnh nhưng tôm không chết thì phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, tăng cường sức đề kháng cho tôm, ngăn chặn sự phát tán tôm nuôi, môi trường sang các ao nuôi khác. Đặc biệt, cần quản lý tốt các yếu tố môi trường nuôi, tránh các biến động đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm sức đề kháng của tôm nuôi”, ông Nguyễn Văn Lâm chia sẻ.

Đối với vùng nuôi tôm hùm bị bệnh sữa, lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú ý Phú Yên khuyến cáo người nuôi không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh, nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh. Đồng thời thu hoạch tôm nuôi đạt kích cỡ thương phẩm, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra sự cố do môi trường, dịch bệnh. Đối với tôm hùm nuôi bị bệnh sữa, người nuôi điều trị theo phác đồ điều trị tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 04 ngày 10/5/2016 của Bộ NN-PTNT.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú ý Phú Yên, đối với những ao nuôi tôm có mầm bệnh và tôm chết người nuôi kịp thời, báo cáo cho thú y xã và UBND cấp xã hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y để hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh theo đúng quy định. Không tự chữa trị, không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Tôm bệnh nếu đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch theo quy định. Nếu tôm bệnh không đạt kích cỡ thu hoạch, người nuôi không vứt tôm mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh ra môi trường mà phải tiêu hủy theo đúng quy định. Xử lý nước ao nuôi, nước thải, khử trùng các dụng cụ, ao bể, nền đáy, diệt giáp xác bằng các loại hóa chất được phép sử dụng, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất