| Hotline: 0983.970.780

Liên kết đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất nấm an toàn

Thứ Tư 23/03/2022 , 07:35 (GMT+7)

Mới đi vào hoạt động từ năm 2018 tới nay, nhưng nhiều sản phẩm nấm của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang đã trở thành thương hiệu nấm an toàn của tỉnh Bắc Kạn.

Tận dụng lợi thế ở địa phương

Lục Bình là một xã của huyện miền núi Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, có dân cư chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế của bà con 100% dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Chỉ vài năm trở về trước, việc đổi mới sản xuất tại địa phương gặp nhiều khó khăn, do bà con hạn chế trong tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Đó là lý do mà người dân Lục Bình vẫn duy trì tập quán canh tác cũ là sản xuất tự cung tự cấp.

Tuy nhiên, xã Lục Bình có nhiều lợi thế để phát triển, như diện tích sản xuất nông, lâm nghiệp rộng lớn, lực lượng lao động tại địa phương dồi dào do ít đi ra ngoài làm ăn. Thêm nữa là điều kiện khí hậu, thổ những phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị cao. Chị Lường Thị Giang, một người sinh sống tại địa phương đã nhận thấy đây tiềm năng lớn và quyết tâm phát huy thế mạnh tại chỗ, tận dụng tối đa nguồn phế phụ phẩm từ nông nghiệp (rơm, rạ, mùn cưa, lõi ngô,…) để làm ra sản phẩm có giá trị cao.

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang đã liên kết bà con dân tộc thiểu số ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông trồng nấm ăn và nấm dược liệu an toàn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang đã liên kết bà con dân tộc thiểu số ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông trồng nấm ăn và nấm dược liệu an toàn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chị Giang nhận thấy sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu là phù hợp và đã lựa chọn là hướng đi của mình. Từ năm 2016, chị đã tự nghiên cứu, tìm hiểu và đi thăm quan học tập các mô hình trồng nấm tiêu biểu tại các tỉnh có thế mạnh trồng nấm (Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, TP. Hà Nội). Chị Giang cũng chủ động liên hệ trực tiếp với Trung tâm nấm thuộc Viện di truyền Nông nghiệp Việt Nam, học tập và nhận chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm.

Năm 2016, chị Giang đã bắt tay thực hiện dự án trông nấm ăn của mình với khởi điểm là 3.000 bịch phôi nấm Hoàng Đế. Năm 2017, do nhu cầu thị trường, chị chuyển sang nuôi trồng nấm rơm và đã gặt hái được những thành công trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, nhận thấy việc sản xuất theo mô hình cá thể sẽ khó mở rộng được quy mô sản xuất, vì thế đến tháng 1/2018, chị Giang đã liên kết với 10 thành viên là người dân ở thôn Nà Nghịu, xã Lục Bình thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang. Sản phẩm chủ lực của HTX là trồng nấm ăn, nấm dược liệu thương phẩm, mang tính chất hàng hóa để cung cấp ra thị trường, trước mắt là ở Bắc Kạn và hướng tới mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố khác.

Sản phẩm nấm rơm của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang chuẩn bị được xuất ra thị trường. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sản phẩm nấm rơm của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang chuẩn bị được xuất ra thị trường. Ảnh: Toán Nguyễn.

Gặt hái thành công

Tháng 5/2018, HTX Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang bắt đầu sản xuất nấm rơm, với quy mô diện tích nhà xưởng là 700m2, khởi đầu có 8 lao động thường xuyên. Tháng 7/2018, HTX mở rộng nhà xưởng lên 1.500 m2 và đầu tư trang thiết bị máy móc sản xuất nấm Sò, Mộc nhĩ, Linh Chi…. Đến nay quy mô mặt bằng sản xuất của HTX khoảng 6.000m2, trong đó gồm khu nhà điều hành 640m2, khu vực nhà sản xuất 5.360m2 và có 16 lao động làm việc thường xuyên (trong đó có 3 trình độ Đại học, 2 Cao đẳng và 11 lao động phổ thông, lao động thời vụ).

Sản phẩm chính của HTX hiên tại gồm, nấm sò tươi, nấm mộc nhĩ nguyên tai, mộc nhĩ thái sợi, nấm linh chi khô (nguyên tai, thái lát), trà linh sâm, giò nấm, nấm rơm tươi, nấm hương tươi (hoặc khô),... Ngoài ra HTX đang tiếp tục nghiên cứu thêm các dòng sản phẩm chế biến từ nấm, dự kiến như: Nấm chiên giòn ăn liền, ruốc nấm, viên mọc nấm, cao linh chi,… trở thành đơn vị có số sản phẩm OCOP 3 sao nhiều nhất tỉnh Bắc Kạn (10 sản phẩm). Doanh thu của HTX cũng liên tục tăng theo thời gian, cụ thể: năm 2018 đạt 900 triệu đồng; năm 2019 đạt 1,3 tỷ đồng; năm 2020 hơn 1,5 tỷ đồng; năm 2021đã lên đến 2,5 tỷ đồng.

Chị Lường Thị Giang, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang giới những sản phẩm OCOP của đơn vị. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chị Lường Thị Giang, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang giới những sản phẩm OCOP của đơn vị. Ảnh: Toán Nguyễn.

Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang chia sẻ: Năm 2020 và năm 2021, do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên đã dẫn tới thị trường truyền thống bị co hẹp lại, nhưng đó lại trở thành cơ hội để hợp tác xã thay đổi cách thức tiếp cận với thị trường. Việc đẩy mạnh thương mại điện tử đã giúp cho các khách hàng trên cả nước biết đến sản phẩm của Hợp Giang.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.