| Hotline: 0983.970.780

Liều lĩnh săn tê tê trong vườn quốc gia

Thứ Tư 18/03/2020 , 08:15 (GMT+7)

Để săn bắt động vật hoang dã, nhiều người đã lén lút vào trong vùng cấm của vườn quốc gia, dù biết có thể bị phạt tù.

Vùng lõi Vườn quốc gia U Minh Thượng, nơi có sự đa dạng sinh học rất cao, với nhiều loài thú quý hiếm. Ảnh: Trung Chánh.

Vùng lõi Vườn quốc gia U Minh Thượng, nơi có sự đa dạng sinh học rất cao, với nhiều loài thú quý hiếm. Ảnh: Trung Chánh.

Phạt tù cũng không sợ

Những ngày cao điểm của mùa khô hạn năm 2020, tôi lấy xe chạy vào Vườn Quốc gia U Minh Thượng (huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang). Nắng nóng hắt lên từ mặt đường hầm hập. Sông, rạch dọc theo những con đường cạn kiệt nước, sắc xuống màu phèn đỏ quạch.

Từ quốc lộ, đi theo còn đường dẫn vào Hồ Hoa Mai khoảng 5km là tới cửa Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ngồi uống ly nước mát cho đỡ mệt, tôi tìm hiểu đôi nét về vườn: “Đầu những năm 2000, một trận cháy lớn đã thiêu rụi nhiều diện tích rừng U Minh Thượng. Tài nguyên rừng bị thiệt hại nghiêm trọng, nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm đã bị chết cháy.

Sau trận hỏa hoạn lịch sử, 21.107ha rừng được quy hoạch lại, trong đó 8.038ha trở thành vùng lõi Vườn quốc gia U Minh Thượng, được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Vùng rừng tràm ngập nước hiếm hoi còn sót lại của đồng bằng sông Cửu Long. Còn lại 13.069ha bao quanh trở thành vùng đệm để che chắn, bảo vệ tốt hơn cho vùng lõi”.

Cao điểm mùa khô là thời điểm những cán bộ kiểm lâm phải căng sức giữ rừng, vừa chống chống cháy rừng, vừa ngăn chặn những kẻ vào rừng săn bắt động vật hoang dã. Ảnh: Trung Chánh.

Cao điểm mùa khô là thời điểm những cán bộ kiểm lâm phải căng sức giữ rừng, vừa chống chống cháy rừng, vừa ngăn chặn những kẻ vào rừng săn bắt động vật hoang dã. Ảnh: Trung Chánh.

Toàn bộ khu vực vùng đệm nằm trải dài trên địa 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận (huyện U Minh Thượng).

Với diện tích 13.069ha, được chia thành 3.269 lô (4ha/lô), để cấp cho các hộ dân canh tác, nhằm phối hợp với chính quyền địa phương phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ vùng lõi.

Có đất trong tay, người dân được khuyến khích phát triển sản xuất theo mô hình nông, lâm, ngư kết hợp, trong đó có 1ha tiếp giáp với vùng lõi là để trồng rừng phòng hộ.

Tuy nhiên, do cây tràm mất giá nên người dân không giữ rừng. Sau này đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt phương án chuyển đổi từ rừng phòng hộ qua rừng sản xuất. Hiện nay, diện tích rừng còn rất ít, toàn khu vực này chỉ còn chưa tới 20ha.

Nhóm các đối tượng dùng chó săn vào vùng cấm Vườn quốc gia U Minh Thượng săn bắt tê tê bị lực lượng chức năng bắt giữ. Ảnh: Trung Chánh.

Nhóm các đối tượng dùng chó săn vào vùng cấm Vườn quốc gia U Minh Thượng săn bắt tê tê bị lực lượng chức năng bắt giữ. Ảnh: Trung Chánh.

Đang là cao điểm mùa khô, lại cộng thêm dịch bệnh Covid-19 bùng phát nên khách đến tham quan, du lịch, tìm môi trường sinh thái trong lành của rừng không nhiều. Nhưng đối với những cán bộ kiểm lâm, mùa này lại là thời điểm căng sức giữ rừng.

Nước cạn, thực bì khô hanh, chỉ cần một mồi lửa là có thể xảy ra vụ hỏa hoạn lớn. Hơn nữa, lâm tặc cũng thường chọn mùa khô để xâm nhập vào rừng săn bắt động vật hoang dã.

Tang vật của nhóm đối tượng vào vùng cấm Vườn quốc gia U Minh Thượng săn bắt tê tê bị Kiểm lâm bắt giữ. Ảnh: Trung Chánh.

Tang vật của nhóm đối tượng vào vùng cấm Vườn quốc gia U Minh Thượng săn bắt tê tê bị Kiểm lâm bắt giữ. Ảnh: Trung Chánh.

Tang vật của nhóm đối tượng vào vùng cấm Vườn quốc gia U Minh Thượng săn bắt tê tê bị Kiểm lâm bắt giữ. Ảnh: Trung Chánh.

Tang vật của nhóm đối tượng vào vùng cấm Vườn quốc gia U Minh Thượng săn bắt tê tê bị Kiểm lâm bắt giữ. Ảnh: Trung Chánh.

Sau gần 20 năm, nhưng đời sống bà con vùng đệm còn nhiều khó khăn và vẫn còn một số đối tượng sống bám vào rừng, săn bắt động vật hoang dã.

Lật giở những trang hồ sơ về các vụ vi phạm vào rừng, một cán bộ kiểm lâm kể: “Một ngày cuối năm 2019, nhóm 4 gồm đối tượng: Nguyễn Trường Ch, Lê Văn Ph, Phạm Văn V và Nguyễn Trọng A (đều ngụ xã Minh Thuận), dắt theo 2 con chó săn vào khu vực cấm VQG U Minh Thượng để săn bắt tê tê (còn gọi là con trút), một loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Vụ việc bị phát hiện, lực lượng kiểm lâm VQG U Minh Thượng đã bắt giữ các đối tượng, tang vật thu giữ là 1 con tê tê trọng lượng 2,6 kg, 2 con chó săn và một số dụng cụ đi rừng. Các đối tượng này sau đó đã bị cơ quan chức năng truy tố, phạt tù”.

Tê tê, loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam, cấm săn bắt, buôn bán dưới mọi hình thức. Ảnh: Trung Chánh.

Tê tê, loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam, cấm săn bắt, buôn bán dưới mọi hình thức. Ảnh: Trung Chánh.

Điều đáng nói là sau khi nhận án phạt tù, trong thời gian 15 ngày chờ kháng cáo, một đối tượng trong nhóm này lại tiếp tục vào rừng săn bắt động vật hoang dã và bị lực lượng kiểm lâm của Vườn quốc gia bắt giữ lần nữa. Có thể nói, món hời từ động vật hoang dã mang lại khiến những kẻ sống bám vào rừng bị phạt tù vẫn chưa chịu chùn bước.

1 ký tê tê = 1 chỉ vàng

Trường Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc tại Quảng Châu cho biết, hai nhà khoa học đang làm việc tại đây là Shen Yongyi và Xiao Lihua đã nhận diện được các con tê tê là nguồn tiềm năng của nCoV-2019 dựa trên cơ sở một so sánh di truyền virus Corona được lấy từ động vật và từ người đã bị lây nhiễm bệnh dịch và những phát hiện khác. Các trình tự gene này tương đồng nhau tới 99%, các nhà nghiên cứu công bố trong một buổi họp báo vào ngày 7/2/2020.

Nguồn: Tạp chí Nature.


TS Trần Văn Thắng, Phó Giám đốc VQG U Minh Thượng cho biết, hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn nơi đây có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, đặc trưng và nguy cấp.

Với sự đa dạng sinh học cao và là một trong những vùng đất ngập nước nội địa quan trọng của Việt Nam, đã được công nhận là một trong ba khu vực trọng yếu của khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Vườn di sản ASEAN đầu tiên về đất than bùn của khu vực Đông Nam Á, khu Ramsar thứ 8 của nước ta và thứ 2.228 của thế giới.

Tê tê đang được cứu hộ tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của Vườn quốc gia U Minh Thượng do bị săn bắt, buôn bán trái phép. Ảnh: Trung Chánh.

Tê tê đang được cứu hộ tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của Vườn quốc gia U Minh Thượng do bị săn bắt, buôn bán trái phép. Ảnh: Trung Chánh.

Theo TS Thắng, kết quả nghiên cứu cho thấy, Vườn Quốc gia U Minh Thượng có 258 loài thực vật, trong đó tràm nước là cây ưu thế. Về động vật, nhóm thú có 32 loài, 182 loài chim, 50 loài bò sát lưỡng cư, 64 loài cá, 203 loài côn trùng. Trong đó, có 45 loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục IUCN (2016).

Tại VQG U Minh Thượng có Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, đang cứu hộ nhiều loài động vật quý hiếm như: tê tê, cầy hương, rắn hổ mang chúa… Ảnh: Trung Chánh.

Tại VQG U Minh Thượng có Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, đang cứu hộ nhiều loài động vật quý hiếm như: tê tê, cầy hương, rắn hổ mang chúa… Ảnh: Trung Chánh.

“Các loài thú thường bị các đối tượng lén lút vào rừng săn bắt là tê tê, cầy hương (chồn mướp), trăn, rắn, rùa, các loại cá và bắt ong mật. Trong đó, tê tê là loài thường bị săn bắt nhiều nhất, ngoài bán cho các nhà hàng, quán nhậu, làm thực phẩm, còn dùng làm thuốc dân gian, làm đồ mỹ nghệ từ vảy...

Vì vậy, giá bán trên thị trường chợ đen hiện nay rất cao, một ký tương đương 1 chỉ vàng. Chính việc người dân lén lút vào rừng săn bắt động vật hoang dã đã gây sức ép lớn lên tài nguyên rừng ”, TS Thắng cho biết.

Giá bán tê tê trên thị trường chợ đen hiện nay rất cao, một ký tương đương 1 chỉ vàng, chính vì vậy nhiều đối tượng vẫn lén lút săn bắt, dù biết có thể bị phạt tù. Ảnh: Trung Chánh.

Giá bán tê tê trên thị trường chợ đen hiện nay rất cao, một ký tương đương 1 chỉ vàng, chính vì vậy nhiều đối tượng vẫn lén lút săn bắt, dù biết có thể bị phạt tù. Ảnh: Trung Chánh.

Tại VQG U Minh Thượng có Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, đang cứu hộ nhiều loài động vật quý hiếm như: tê tê, cầy hương, rắn hổ mang chúa… Không chỉ làm nhiệm vụ cứu hộ các động vật quý hiếm của vườn mà còn tiếp các loài động vật quý hiếm của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long do bị săn bắt từ tự nhiên hoặc gây nuôi trái phép.

Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc tăng cường quản lý động vật hoang dã và kiểm soát việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép.

Tuy nhiên, việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã vẫn còn tiếp diễn trên địa bàn nhiều tỉnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhiều loại động vật hoang dã mang mầm bệnh có thể lây lan sang người.

Các nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo, khoảng 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Điều này đã được thấy rõ qua rất đại dịch trên thế giới như: HIV, Ebola, H5N1, SARS, virus đậu mùa, bệnh dại từ dơi xuất hiện xuất hiện ở vùng Amazon, virus Marburg ở châu Âu.

Đặc biệt, bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (nCoV), đang được xác định có nguồn gốc phát sinh từ động vật hoang dã, hiện đang lan rộng trên toàn thế giới, đe dọa đến sức khỏe con người.

Nguồn: Công văn 679/BTNMT-TCMT, ngày 14/2/2020 của Bộ TN-MT.

 

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm