| Hotline: 0983.970.780

Liều mạng với ong 'tử thần' vì cuộc sống mưu sinh

Thứ Bảy 13/10/2018 , 13:15 (GMT+7)

Những người thợ mặc bộ áo quần bảo hộ bịt kín cơ thể xông vào lấy nguyên tổ ong vò vẽ. Hàng ngàn con ong đeo bám khắp người nếu chậm trễ bị đốt trọng thương - đây là loại ong gây nguy hiểm đến tính mạng nên được người dân ong “tử thần”.

Nghề bắt tử thần

Như lời hẹn trước, đúng 4 giờ sáng, tôi có mặt ở xã Tiên Hiệp (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) để theo chân những người thợ săn ong vò vẽ. Địa điểm để tập hợp mọi người được ấn định ở ngã ba Tiên Hiệp, trong đoàn ngoài tôi còn có hai “nhân vật chính” là anh Nguyễn Tấn (30 tuổi) và Võ Tấn Ngôn (21 tuổi) - họ là những thợ bắt ong chuyên nghiệp.

14-45-46_nh_1
Một tổ ong vò vẽ đóng trên cành cây

Khi trời đang chìm trong bóng tối, cả ba người lên xe máy bắt đầu một ngày bắt ong. Từ đây chúng tôi vượt quãng đường đến xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My khoảng 40 km. Đến khu vực rừng núi bao quanh, kim đồng hồ đã chỉ sang 5 giờ.

Ba người tấp xe máy vào lề đường, anh Tấn tay cầm rựa, còn anh Ngôn cõng một ba lô trên vai. Từ đây bắt đầu cuốc bộ vào cánh rừng trồng keo xen lẫn với rừng nghèo. Anh Tấn chọn địa điểm khoảng đất trống và phóng tầm mắt ra xa quan sát.

“Thời điểm này thích hợp cho việc nhìn ong bay về tổ, còn đến trưa chiều ánh nắng chiếu xuống rất khó nhìn chúng. Nếu có phát hiện thì được một đoạn ngắn sẽ không thấy con ong nữa”, anh Tấn lý giải việc đi sớm để hành nghề và cho hay loài ong này có đặc điểm, chúng đang bay trên cao khi đến gần tổ, xếp đôi cánh và rớt xuống rất nhanh. Khi xác định được vị trí thợ bắt ong đến tìm, nếu có tổ thì quanh khu vực này chúng bay vào, bay ra rất nhiều.

Đứng từ đây, đôi mắt của hai thợ nhìn những con ong vò vẽ lấy nước, săn mồi, phân gia súc, vỏ cây khô… đưa về tổ. Bằng kinh nghiệm của mình, trong nhiều con bị phát hiện, anh Tấn sẽ chọn con có thân to và dài để theo dõi. “Đây là một khâu rất quan trọng để xác định tổ ong to hay nhỏ. Ong càng lớn thì tổ cũng nó sẽ lớn, do vậy mình sẽ loại bỏ những con nhỏ mà tập trung vào theo dõi những con ong lớn”, anh Tấn chia sẻ.

Sau 10 phút quan sát, anh Tấn hô lớn "tổ ong đây rồi". Cả đoàn bắt đầu tiến đến, y như rằng quanh một bụi cây có một tổ ong vò vẽ to hơn mũ bảo hiểm đóng phía trong. Xác định vị trí của tổ, anh Tấn mở ba lô lấy bộ áo quần chuyên dụng khoác vào người.

14-45-46_nh_2
Anh Tấn mặc áo quần chuyên dụng xông vào lấy tổ ong và bị hàng chục con ong bu quanh người

Chiếc áo và quần dày khoảng 5cm, đôi chân được mang ủng. Đôi tay đeo đến hai lớp găng cao su phía trong, tiếp đến một đôi tất len và lớp ngoài cùng đôi tất tự chế dày khoảng 5 cm. Trên mặt, anh Tấn đeo mặt nạ, đôi mắt được bảo vệ bằng kính.

Cơ thể được bảo hộ bị xong, tay cầm cây rựa anh Tấn tiến về tổ ong. Do tổ nằm giữa bụi cây nên để có lối vào thì phải phát dọn. Khi việc này xong, thời gian hành động mất khoảng 10 giây để lấy nguyên tổ ong.

Cầm thành quả trên tay, anh Tấn vừa chạy thì khắp cơ thể có đến hàng chục con ong bám vào, do có áo quần chuyên dụng bảo vệ nên tránh được ong đốt. “Trong lúc lấy tổ ong phải thực hiện nhanh chóng, nếu chậm trễ không thoát khỏi những mũi đốt đau đớn. Bởi chúng sẽ tìm những nơi vải mỏng tập trung chích vào”, anh Tấn chia sẻ kinh nghiệm về 10 năm chuyên bắt ong vò vẽ của mình.

“Nghề bắt ong trước đây dùng lửa để đốt cháy lấy tổ nhưng cách làm này gây cháy rừng. Để khắc phục việc này, chúng tôi tự thiết kế bộ áo quần đặc biệt để phòng tránh. Cách bắt này không giết hại một con ong nào nên sau khi mình bắt chúng sẽ tiếp tục làm tổ”, anh Tấn nói.

14-45-46_nh_3
Một tổ ong vừa được lấy

Lấy nguyên tổ ong, anh Tấn cùng đồng nghiệp cho đồ nghề vào ba lô tiếp tục di chuyển theo dõi ong bay để tìm tổ. Họ đi từ cánh rừng này đến cánh rừng khác tìm kiếm vận may, khi phát hiện được tổ ong thì công việc bắt ong được lặp lại như vậy.
 

Thu tiền triệu mỗi ngày

Trung bình mỗi ngày, anh Tấn và anh Ngôn lấy được từ 5 đến 10 tổ ong. Công việc kết thúc lúc 15 giờ và trở về nhà. Sau đó họ ăn vội miếng kiếm rồi cùng các thành viên trong gia đình tiếp tục đưa tổ ong ra để tách lấy nhộng (ong non) đem bán.

Một tổ ong vò vẽ có nhiều tầng, trong đó tầng con non được anh Tấn để riêng, tầng con già để riêng. Để lấy được nhộng ong dính chặt trong tổ cần đến những đôi tay xé lớp bảo vệ ở phía ngoài, sau đó đưa lên cao và giũ xuống. Tuy nhiên, có những con mắc chặt phía trong nên phải dùng đến nhíp để gắp ra.

Mất khoảng 1 giờ, gần chục tổ ong được tách xong, từng con ong non to bằng đầu đũa với đủ màu sắc, có màu trắng, con màu hồng cho vào rổ. Chúng béo núc ních, phía trong chứa nhiều sữa màu trắng. Ong được đưa ra chậu nước rửa sạch và để khô ráo.

14-45-46_nh_4
Tổ ong đưa về nhà phân loại

“Hôm nay bắt được hơn 5kg nhộng và được thương lái mua 250.000 đồng một kg. Số thực phẩm này sẽ bán lại cho các nhà hàng, quán nhậu làm món ăn. Chúng được chế biến các món xào, chiên, nấu cháo…”, anh Ngôn chia sẻ và cho biết loại này rất nhiều người ưa chuộng nên khai thác về không sợ ế ẩm. Còn những con ong non có cánh (ong chưa trưởng thành) thì bán để dùng ngâm rượu uống.

Theo anh Ngôn nghề bắt ong vò vẽ đem lại nguồn thu nhập khá so với nghề làm nông. Tuy nhiên nó cũng rất nguy hiểm, quá trình đi trong rừng gặp rắn, rết cắn…

“Nhiều người hành nghề bị ong đốt phải đến bệnh viện cấp cứu, sau đó thì bỏ nghề. Cách đây 3 năm, anh rể của tôi đi bắt ong, trong lúc lấy tổ xong chạy ra mắc vào cành cây rách áo. Trong thời gian ngắn bị đốt hàng chục mũi vào người nhưng được cấp cứu nhanh chóng nên may mắn thoát chết”, anh Tấn kể.

14-45-46_nh_6
Nhộng ong bán với giá 250.000 một kg

Ong vò vẽ là loại ong khá phổ biến ở nước ta, chúng làm tổ khắp nơi. Độc tính của loài ong này khá cao; bị đốt vài chục nốt vào người thì rất dễ tử vong nếu không được cứu chữa tích cực, đúng cách và triệt để.

Còn đốt 1 đến 2 nốt có thể gây sốt, đau buốt, sưng tại chỗ và lan tỏa, dẫn đến tổn thương gan và suy gan, tổn thương thận và suy thận, tiêu cơ vân, tan máu. Ở nước ta nhiều người bị loại ong này đốt không cấp cứu kịp thời đã bị tử vong.

 

(Kiến thức gia đình số 41)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm