| Hotline: 0983.970.780

Linh đình hội Cầu Ngư Thuận An

Thứ Hai 14/02/2011 , 15:24 (GMT+7)

Những ngày đầu xuân Tân Mão, về làng biển Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) rợp cờ phướn, đèn lồng.

Những ngày đầu xuân Tân Mão, về làng biển Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) rợp cờ phướn, đèn lồng.

Với cái địa thế tọa lạc trên vùng đất xung yếu, có tính chiến lược về mặt biển của thủ phủ xứ Đàng Trong và kinh đô Huế, từ bao đời nay, người dân làng chài Thuận An vẫn lưu giữ cho mình nét văn hóa, sinh hoạt gắn với miền biển. Tất cả được hội tụ trong Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức 3 năm một lần vào các ngày 10 - 12 tháng Giêng Âm lịch.

Làng chài Thuận An trải dài theo bờ biển Đông, trước mặt là phá Tam Giang, sau lưng là biển Đông, nên ngư nghiệp, từ bao đời vẫn là sinh kế của người dân vùng đất này. Cũng chính bởi cuộc sống gắn liền với biển cả, con sóng bấp bênh, qua nhiều thế hệ người dân làng chài Thuận An đã hình thành nên bên cạnh những cung cách, kinh nghiệm ứng xử với môi trường sống, những điều kiêng kỵ, công cụ đánh bắt, hay phương thức khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện địa hình… người dân làng chài còn có cuộc sống tín ngưỡng phong phú với các lễ trình nghề, ăn tết cả, lễ cúng bến nước, lễ tang cá ngài….

Lễ hội Cầu Ngư là một loại hình hình văn hoá truyền thống gắn liền với sinh hoạt nghề nghiệp của cộng đồng cư dân ven biển miền Trung. Cứ “tam niên đáo lệ” (3 năm một lần) người dân địa phương Thuận An đều tổ chức Lễ hội truyền thống cầu ngư để tỏ lòng nhớ ơn vị khai canh làng là Trương Triều, được người dân gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công - đã giúp người dân làng biết nghề đánh cá và buôn bán ven biển để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người mọi nhà làm ăn phát đạt.  

Khai mạc lễ hội được tiến hành vào lúc 0h00, mở đầu là Lễ cầu an; tiếp đến là Lễ tưởng niệm, múa hát truyền thống cầu ngư, khởi lệnh làm trò trên bờ dưới nước, xuất quân đánh cá vụ nam, đua thuyền trên phá Tam Giang. Trong đó, hình thức diễn trò của làng Thai Dương - thị trấn Thuận An là một trong những nghi lễ cổ truyền của dân tộc, thể hiện ý thức uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo. “Điểm nhấn” của ngày hội là Lễ Cầu Ngư chính thức bắt đầu vào rạng sáng ngày 12 tháng Giêng, sau phần lễ dân làng biễu các trò bủa lưới trên cạn, mọi sinh hoạt đánh bắt thủy hải sản đều được người dân chuẩn bị giống như đánh bắt thật.

Từ sáng sớm, trẻ con trong làng được phân công đến trước sân đình để làm “người cá” tượng trưng cho sản vật đánh bắt được. Trong khi đó, trên sân đình các bô lão được phục trang giống như những ngư dân thực thụ đang đánh bắt cá thật trên biển với đầy đủ ngư lưới cụ. Một bô lão bước ra sân đình, giơ tay cao tung nắm tiền lẻ vung ra giữa sân để trẻ em đua nhau lượm. Trong lúc đàn cá đang say mồi những người dân chài tung lưới bắt những con cá đầu năm. Mỗi em nhỏ sa lưới, sẽ được các lão ngư bỏ vào trong thúng, mang xuống phá Tam Giang chao nước cho ướt sũng rồi mang lên cúng làng. Người nào đánh bắt được con cá lớn và mang lên cúng làng trước sẽ được lĩnh thưởng. Tiếp sau trò đánh cá trên cạn là lễ xuất quân đánh bắt hải sản đầu tiên của năm (rộ đầu). Lễ hội Cầu Ngư được kết thúc bằng việc đua thuyền trên phá Tam Giang, thể hiện niềm tin, sức mạnh của ngưu dân ra khơi trong mùa vụ bước vào năm mới.

Ông Thôn Thất Ninh - Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết, so với mọi năm, Lễ hội Cầu Ngư Thuận An năm nay được tổ chức hoành tráng, linh đình hơn. Ngoài 15.000 người dân địa phương còn có hàng nghìn du khách thập phương gần xa và Kiều bào ở nước ngoài. Mặc dù đã qua bao biến chuyển của thời gian, dân làng chài Thuận An vẫn giữ được lễ hội truyền thống tốt này, để đến ngày hôm nay, lễ hội cầu ngư vẫn được duy trì và phát triển. Đó là một niềm vinh dự của dân làng chài khi được đóng góp phần mình vào ngày lễ.

Dưới đây là một số hình ảnh do PV NNVN ghi lại: 

Rước thuyền ra khơi

Thuyền ra khơi đánh cá đầu năm

Lế Cung nghinh ngài Trương Quý Công của người dân làng chài Thuận An

Các lão nông với biểu tượng của ngư nghiệp trong lễ cung nghinh Ngài Trương Quý Công

Tung lưới vây cá trong Lễ hội Cầu Ngư

Các lão ngư vung tiền lẻ cho đàn cá say mồi rồi đánh bắt trong Lễ hội Cầu Ngư Thuận An

Cá đã dính lưới

Kéo cá trong Lễ Cầu Ngư

Dân làng chài Thuận An gánh cá đi bán trong ngày hội

Các ghe thuyền xuất phát tranh tài trong Lễ hội đua thuyền đầu năm

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm