| Hotline: 0983.970.780

Lở đất ở Papua New Guinea, gần 300 người được cho là đã thiệt mạng

Thứ Bảy 25/05/2024 , 09:25 (GMT+7)

Hàng trăm người được cho là đã thiệt mạng trong vụ lở đất lớn hôm 24/5, san bằng hàng chục ngôi nhà và chôn sống các gia đình ở phía bắc Papua New Guinea.

Người dân tìm kiếm người thân sau trận lở đất ở tỉnh Enga, Papua New Guinea, hôm 24/5. Ảnh: Reuters.

Người dân tìm kiếm người thân sau trận lở đất ở tỉnh Enga, Papua New Guinea, hôm 24/5. Ảnh: Reuters.

Hơn 50 ngôi nhà, trong đó nhiều người vẫn đang ngủ bên trong, đã bị chôn vùi khi vụ lở đất xảy ra ở làng Kaokalam vào khoảng 3h sáng, ông Ninga Role nói với hãng tin Reuters. Người đàn ông này cho biết số người thiệt mạng đã lên đến gần 300 người, trong đó nhiều người thân của ông.

Trước đó, Đài ABC của Australia và các phương tiện truyền thông địa phương khác đưa tin rằng hơn 100 người đã thiệt mạng.

Ông Role cho biết một người đàn ông đã cố gắng quay trở lại để cứu 2 đứa con của ông nhưng đã bị chôn vùi cùng cả gia đình. Đoạn video trên mạng xã hội do ông Role chia sẻ cho thấy mọi người đang trèo qua đất đá, cây cối bị bật gốc để tìm kiếm những người sống sót.

Người dân vận chuyển hàng cứu trợ và tìm kiếm người thân trong đống đổ nát. Video: NBC.

"Việc tìm kiếm cứu nạn rất khó khăn, diện tích khu vực bị sạt lở rất lớn và đất đá, cây cối ngổn ngang khắp mọi nơi. Việc đưa họ ra ngoài rất khó khăn", ông Role nói.

Ngôi làng nằm ở tỉnh Enga, cách thủ đô Port Moresby khoảng 600km về phía bắc.

Thủ tướng James Marape cho biết trong một tuyên bố rằng ông vẫn chưa được báo cáo đầy đủ, nhưng các nhà chức trách đang nỗ lực ứng phó với thảm họa.

"Chúng tôi đã cử các quan chức xử lý thảm họa, Lực lượng Phòng vệ PNG và Bộ Công trình và Đường cao tốc đến gặp các quan chức địa phương ở tỉnh Enga và cũng bắt đầu công tác cứu trợ, tìm kiếm thi thể và khôi phục cơ sở hạ tầng. Tôi sẽ công bố thêm thông tin khi nhận được báo cáo đầy đủ về thiệt hại về người và của sau trận lở đất", ông Marape nói.

Vụ lở đất đã xảy ra trên một đoạn đường cao tốc gần mỏ vàng Pogera của công ty Barrick Gold. "Mức độ thiệt hại vẫn đang được đánh giá. Vì vậy, còn quá sớm để kết luật điều này có ảnh hưởng đến hoạt động của mỏ vàng Pogera cách đó 100km hay không", người phát ngôn của Barrick Gold cho biết.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ điều tàu ngầm tấn công đến Cuba sau khi đội tàu Nga đến Havana

Một tàu ngầm tấn công của Mỹ đã cập cảng căn cứ Vịnh Guantanamo ở Cuba, một ngày sau khi đội tàu chiến tối tân của Nga đến Havana hôm 12/6.

Nga thử nghiệm mẫu UAV hạng nặng có thể chở lính

Quân đội Nga vừa thử nghiệm máy bay không người lái 4 cánh quạt có tải trọng lên tới 200kg, được xem là một giải pháp hậu cần giá rẻ trên tiền tuyến.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm