| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích từ thảm thực vật trong vườn cây ăn trái

Thứ Năm 25/02/2021 , 10:14 (GMT+7)

Sử dụng thảm thực vật cho vườn cây ăn quả đang được nông dân ở huyện Cư M’gar (ĐắkLắk) áp dụng giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường.

Anh Nguyễn Đức Thành ở thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar áp dụng thảm thực vật trên vườn cây ăn quả của gia đình. Ảnh: Trung Dũng.

Anh Nguyễn Đức Thành ở thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar áp dụng thảm thực vật trên vườn cây ăn quả của gia đình. Ảnh: Trung Dũng.

Sau hơn hai năm áp dụng trồng thảm cỏ lạc dại cho 1ha cây ăn trái của gia đình, anh Nguyễn Đức Thành ở thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar nhận thấy, những diện tích trồng thảm cỏ lạc dại so với diện tích đất được canh tác truyền thống dùng thuốc, hay dùng sức lao động để trừ cỏ có sự khác biệt rất lớn về chất đất, sức sinh trưởng, cũng như năng suất và sản lượng của các loại cây ăn quả.

Bên cạnh đó, trồng cây cỏ lạc dại còn giúp gia đình anh tiết kiệm được đáng kể về nhân công làm cỏ, thuốc bảo vệ thực vật và lượng nước tưới cho cây trồng, nhất là trong những tháng khô hạn…

Anh Thành chia sẻ: “Trồng lạc dại không chỉ đẹp mà còn tạo thành một lớp mặt giúp giữ ẩm cho đất, chống trôi chất dinh dưỡng và xói mòn trong mùa mưa. Hiện, gia đình tôi không phải làm cỏ nữa, mỗi năm chỉ mất một ít công để hạn chế chiều cao của cỏ chứ không phải cắt diệt tận gốc như trước đây. Cỏ sau khi cắt cũng trở thành nguồn phân giúp cải tạo đất".

Như nhiều hộ dân khác ở địa phương, trước đây anh Trần Văn Dũng ở thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp cũng phải tốn rất nhiêu công để làm cỏ cho 6.000m2 đất trồng rau bồ ngót của gia đình.

Việc diệt cỏ bằng thuốc cũng làm chai đất, còn dùng cuốc xới làm trôi chất dinh dưỡng, bạc màu đất… Tuy nhiên, từ khi áp dụng thảm thực vật bằng vỏ lạc cho vườn cây, anh Dũng không chỉ tiết kiệm được chi phí nhân công làm cỏ so với trước đây mà còn làm tăng thêm độ tơi xốp, chống xói mòn cho đất, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt…

Anh Dũng vui vẻ chia sẻ: “Làm rau xanh phải tưới nước thường xuyên nên đất lúc nào cũng ẩm, cỏ mọc rất nhiều, hàng tháng phải tốn rất nhiều công làm cỏ nhưng khi áp dụng thảm thực vật đã giảm đi rất nhiều, chỉ còn môt, hai lần thôi. Bình quân, mỗi năm gia đình tôi bỏ ra từ 7 đến 8 triệu đồng để mua vỏ lạc để thực hiện thảm thực vật, nhưng so với việc thuê công làm cỏ giảm được gần gấp đôi. Không chỉ vậy, khi vỏ lạc mục làm cho đất thêm tơi xốp, màu mỡ hơn…”.

Việc sử dụng thảm thực vật cho cây trồng được nông dân trên địa bàn huyện Cư M’gar áp dụng đã từ lâu nhưng những năm gần đây mới phát triển mạnh. Ngoài áp dụng cho các diện tích cây ăn trái, nhiều hộ dân còn áp dụng cho cả các loại cây ngắn ngày, thậm chí trên cả những diện tích cây hồ tiêu…

Nhìn chung, các loại thảm cỏ được người dân chọn trồng chủ yếu là cây cỏ lạc dại, còn đối với thảm thực vật chủ yếu là vỏ cây lạc. Đây là cách làm hay, theo xu hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, giúp cải tạo, bảo vệ đất và tạo môi trường thuận lợi để cây trồng phát triển.

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.