| Hotline: 0983.970.780

Lúa Bắc Thịnh cho vụ mùa bội thu

Thứ Hai 31/08/2020 , 09:00 (GMT+7)

Lúa Bắc Thịnh trong vụ hè thu có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao hơn các giống lúa đại trà và còn là giống lúa thuộc dòng chất lượng cao.

Sau nhiều lần thực hiện mô hình trình diễn tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, giống lúa Bắc Thịnh của Công ty TNHH Nông Lâm nghiệp TBT đều thể hiện được những đặc tính nổi trội về năng suất, chất lượng cũng như khả năng thích ứng trong cả 2 vụ đông xuân và hè thu.

Giống lúa Bắc Thịnh thích ứng tốt với nhiều chân đất ở Quảng Ngãi, chống chịu sâu bệnh và chống đổ ngã tốt. Ảnh: L.K.

Giống lúa Bắc Thịnh thích ứng tốt với nhiều chân đất ở Quảng Ngãi, chống chịu sâu bệnh và chống đổ ngã tốt. Ảnh: L.K.

Trước những kết quả này, đến tháng 5/2020, giống lúa này đã được công nhận chính thức tại khu vực. Đây là dấu mốc quan trọng để giúp cho Bắc Thịnh đến được với nhiều nông dân, giúp họ tăng hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa.

Trong vụ hè thu 2020, dù chỉ mới là vụ đầu tiên từ khi giống Bắc Thịnh được công nhận chính thức nhưng tại Quảng Ngãi diện tích canh tác giống lúa này đã lên đến gần 1.400ha. Bởi trước đó, người nông dân đã qua nhiều vụ được “mục sở thị” những đặc điểm nổi bật của giống nên tin tưởng và đưa vào canh tác trên đồng ruộng nhà mình.

Bắc Thịnh không chỉ sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều chân đất ở tỉnh Quảng Ngãi mà còn có khả năng kháng sâu bệnh, chống chịu sự khắc nghiệt của thời tiết rất tốt. Cùng với đó là năng suất của Bắc Thịnh cũng cao và ổn định trong cả 2 vụ. Đó là chưa kể đến chất lượng gạo của giống lúa này được đánh giá là thơm ngon.

Những ngày này, trược tiếp có mặt tại cánh đồng lúa ở xã Đức Hòa (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), chúng tôi chứng kiến được sự phấn khởi của nông dân trước một vụ mùa bội thu. Đặc biệt là những cánh đồng lúa Bắc Thịnh. Tại địa phương này, 50ha lúa Bắc Thịnh đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Theo đánh giá của nông dân, năng suất trung bình lên đến trên 70 tạ/ha.

Năng suất lúa Bắc Thịnh trong vụ hè thu tại Quảng Ngãi đạt trung bình khoảng 70 tạ/ha. Ảnh: L.K.

Năng suất lúa Bắc Thịnh trong vụ hè thu tại Quảng Ngãi đạt trung bình khoảng 70 tạ/ha. Ảnh: L.K.

Chị Võ Thị Thúy (trú thôn Phước Chánh, xã Đức Hòa) cho biết, đây là vụ thứ 2 chị sản xuất giống lúa Bắc Thịnh trên gần 2 sào (sào 500m2) ruộng nhà mình. Trước đó, vụ đông xuân, diện tích này chị thu hoạch được hơn 800kg, tính ra năng suất đạt hơn 80 tạ/ha. Vụ hè thu này chị tiếp tục tin tưởng và sử dụng để canh tác.

“Vụ hè thu thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài nhưng cây lúa vẫn phát triển tốt, không hề xuất hiện bất cứ 1 loại sâu bệnh nào. Không những vậy, giai đoạn cuối vụ, trên địa bàn xuất hiện nhiều đợt mưa dông, nhưng nhờ đặc điểm thấp thân, cứng cây mà đám ruộng nhà tôi không hề bị đổ ngã, đạt năng suất.

Ước tính vụ này đạt gần 70 tạ/ha. Có nhiều hộ cũng canh tác giống Bắc Thịnh như tôi mà năng suất còn đạt cao hơn cả vụ đông xuân. Bên cạnh đó, Bắc Thịnh cũng có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, tầm 92 – 95 ngày nên cũng rất thích hợp để canh tác trong vụ hè thu”, chị Thúy nói.

Ông Phạm Văn Thi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Nông Lâm nghiệp TBT cho biết, với giống lúa Bắc Thịnh thì không chỉ ở Quảng Ngãi mà người dân các địa phương lân cận như Quảng Nam, Bình Định… cũng biết đến từ nhiều vụ sản xuất vừa qua.

Riêng ở Quảng Nam, toàn bộ diện tích Bắc Thịnh vụ HT 2020 của người dân sản xuất lên đến trên 1.800ha và đều rất đạt năng suất. Trong đó đặc biệt là ở huyện Thăng Bình, có điểm thâm canh tốt năng suất đạt từ 80 - 85 tạ/ha.

“Không chỉ năng suất cao mà Bắc Thịnh còn là một giống lúa chất lượng với hạt gạo sáng, cơm thơm, mềm, tỷ lệ hạt nguyên lúc xay xát đạt đến 75% nên được người dân rất ưa chuộng. Từ năm 2016, giống lúa này đã được công nhận chính thức ở các tỉnh phía Bắc và diện tích canh tác không ngừng được mở rộng.

Với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, sau khi giống lúa được công nhận chính thức vào tháng 5 vừa qua, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa Bắc Thịnh đến với nhiều bà con nông dân ở nhiều vùng sản xuất hơn để giúp họ tăng hiệu quả kinh tế”, ông Thi nói.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.