| Hotline: 0983.970.780

Lục Khu bao giờ mới hết nghèo?

Thứ Hai 20/04/2020 , 09:10 (GMT+7)

Các xã vùng cao Lục Khu, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) đang đẩy mạnh giảm nghèo, đời sống người dân từng bước nâng lên. Nhưng cái nghèo vẫn chưa hết đeo bám.

Các công trình hồ vải địa giúp người dân Lục Khu hết 'khát'. Ảnh: Kông Hải.

Các công trình hồ vải địa giúp người dân Lục Khu hết "khát”. Ảnh: Kông Hải.

Lục khu là tên gọi chung 7 xã nghèo ở vùng cao nhất, sát với biên giới của huyện Hà Quảng. Những năm trước đây, nhắc đến Lục Khu là nói đến sự đói nghèo, thiếu thốn về mọi mặt của người dân.

Đầu những năm 2000 đổ về trước, người dân Lục Khu quanh năm “khát” nước sinh hoạt. Năm ít thì 4 - 5 tháng, nhiều thì thiếu nước 7 - 8 tháng.

Nhiều năm dân thiếu nước trầm trọng, các cấp ngành từ tỉnh đến huyện phải cho xe ngựa chở nước sinh hoạt đến giải khát cho bà con. Không chỉ thiếu nước, thiếu ăn, đến đường đi lại cũng gian nan, vất vả. Muốn bán ít ngô, lạc hay dắt con bò, lợn đi bán để lấy tiền mua mắm, muối, mỡ cũng phải đi bộ cả nửa buổi mới ra đến chợ.

Mấy năm gần đây, nhờ nguồn vốn từ nhiều chương trình, huyện Hà Quảng đã quan tâm đầu tư đường nhựa, đường bê tông dẫn về các xã vùng cao Lục Khu. Để người dân không còn thiếu nước sinh hoạt, Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng nhiều hồ vải địa kỹ thuật, cung cấp hàng chục nghìn lít nước cho nhân dân.

Ở nhiều cụm dân cư, hàng trăm bể chứa nước công cộng được thi công. Hiện nay, nước sinh hoạt được bảo đảm cho các hộ dân với tỷ lệ khoảng 44 lít/người/ngày. Nhờ đó, mấy năm gần đây người dân Lục Khu đã bớt “khát”, tình trạng thiếu nước có năm đến 7 - 8 tháng đã không còn xảy ra.

Những năm gần đây, người dân Lục Khu tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả giúp xóa đói giảm nghèo, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Hứa Văn Dùng, xã Cải Viên chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng ngô, đậu tương, chăn nuôi nhỏ lẻ. Từ năm 2018, tôi bắt đầu trồng gừng theo hướng hữu cơ trên mảnh đất rộng 3.000 m2, kết hợp chăn nuôi lợn, bò, thu nhập trung bình mỗi năm đạt hơn 100 triệu đồng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Huyện ủy Hà Quảng đã ban hành chương trình nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi mũi nhọn của huyện theo công thức “3 cây + 2 con”. Với vùng cao Lục Khu, huyện chỉ đạo tập trung trồng cây ngô, lạc, gừng trâu và nuôi bò, lợn đen.

Cây lạc L14 với năng suất cao được trồng ở tất cả các xã vùng cao Lục Khu. Ảnh: Kông Hải.

Cây lạc L14 với năng suất cao được trồng ở tất cả các xã vùng cao Lục Khu. Ảnh: Kông Hải.

Do sức chịu hạn, chịu sâu bệnh nên cây ngô vẫn là cây trồng chính để làm thức ăn cho gia súc. Cây lạc giống L14 hiện nay được trồng ở tất cả 12 xã, năm 2019 trồng được gần 540 ha, sản lượng khoảng 900 tấn, giá trị thu nhập trung bình 30 triệu đồng/ha.

Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, cây gừng trâu ở Lục Khu được trồng tập trung tại các xã Cải Viên, Lũng Nặm, Tổng Cọt, Nội Thôn, Thượng Thôn… với tổng diện tích 332 ha; năng suất đạt 17 - 18 tấn/ha; thu nhập bình quân 85 - 100 triệu đồng/ha.

Bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp ở Lục Khu năm 2019 đạt 23,9 triệu đồng/ha, đạt 100% kế hoạch giao. So với đầu nhiệm kỳ, đến nay vùng cao Lục Khu đã có rất nhiều đổi thay, người dân không còn đói, còn khát như trước nữa, nhiều hộ dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã cho thu nhập trung bình từ 50 triệu - hơn 100 triệu/năm.

Cây gừng trâu góp phần xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng cao Lục Khu. Ảnh: Kông Hải.

Cây gừng trâu góp phần xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng cao Lục Khu. Ảnh: Kông Hải.

Ông Vương Văn Võ, Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng thông tin: Lục Khu đã bớt khát, đói khổ nhưng người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tìm thêm những cây trồng, vật nuôi phù hợp với các vùng Lục Khu để giúp người dân yên tâm sản xuất, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm