| Hotline: 0983.970.780

Lục Yên từng bước tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 02/04/2020 , 11:35 (GMT+7)

Đàn lợn toàn huyện Lục Yên (Yên Bái) có khoảng 50 nghìn con, hiện đã qua gần 2 tháng trên địa bàn huyện hết dịch tả lợn Châu Phi.

Hiện đàn lợn toàn huyện có khoảng 50 nghìn con. Ảnh minh họa: Báo Yên Bái.

Hiện đàn lợn toàn huyện có khoảng 50 nghìn con. Ảnh minh họa: Báo Yên Bái.

Cùng với các giải pháp phòng chống dịch bệnh, việc tái đàn lợn tại huyện Lục Yên cũng bắt đầu được các hộ chăn nuôi thực hiện để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của thị trường.

Tuy nhiên hiện nay, việc tái đàn phải có sự kiểm soát và bảo đảm an toàn sinh học cho cả quá trình nuôi mới đem lại hiệu quả, tránh thiệt hại cho người chăn nuôi.

Qua thống kê, hiện đàn lợn toàn huyện có khoảng 50 nghìn con, tính đến đầu tháng 4/2020, đã qua gần 2 tháng huyện Lục Yên đã hết dịch tả lợn Châu Phi.

Trước nhu cầu của thị trường và của chính những người chăn nuôi trong huyện, huyện chỉ đạo các đơn vị, địa phương xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách đầu tư vào chăn nuôi.

Từ tình hình thực tế của địa phương, Lục Yên xác định: Phát triển chăn nuôi các giống vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế cao theo hướng gia trại, trang trại hoặc liên kết các hộ thành nhóm hộ, Tổ hợp tác, HTX phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm mở rộng chuồng trại chăn nuôi, dần hình thành những điểm cung cấp giống an toàn cho người dân.

Huyện Lục Yên đang tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện chọn giống để tái đàn, các cơ quan chuyên môn tích cực đi kiểm tra, hướng dẫn người dân biện pháp phòng, chống dịch bệnh, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Riêng về lợn giống phải được lựa chọn kỹ, rõ nguồn gốc, bảo đảm sạch bệnh, khuyến khích tạo nguồn con giống cho phát triển đàn tại chỗ.

Huyện đặt ra mục tiêu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô gia trại, trang trại gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tạo mọi điều kiện về quỹ đất, nguồn vốn để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư vào phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ.

Qua đó, từng bước hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi; nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả các tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và dần hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Xem thêm
Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.