| Hotline: 0983.970.780

Malaysia “khát” hơn 45.000 lao động phổ thông

Thứ Ba 19/04/2011 , 10:48 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN chiều ngày 18/4, ông Đào Công Hải, Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB-XH cho biết, tuy đã phân bổ chỉ tiêu đưa lao động đi Malaysia cho các doanh nghiệp Việt Nam, song sau sự cố Libya, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động xuất khẩu, ngay cả khi thông báo mới mức lương 7-8 triệu đồng/tháng. Ông Hải lo ngại, cứ thế này thì chỉ tiêu đưa 87.000 lao động đi xuất khẩu trong năm khó đạt được.

Cũng theo đại diện Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Cục đã làm việc với Bộ Nguồn nhân lực Malaysia và được họ cho phép tiếp nhận trên 45.000 lao động nước ngoài trong năm 2011 nếu các doanh nghiệp tuyển dụng được. Các ngành nghề cần lao động là dệt may, nhà hàng - khách sạn, xây dựng, sản xuất - chế tạo (riêng ngành này đang cần 10.000 lao động), trong đó dệt may là ngành có mức lương thấp nhất, bình quân 3,5 triệu đồng/tháng và ngành sản xuất - chế tạo, điện tử, làm việc tại nhà máy có mức lương bình quân 6,5 triệu đồng/tháng.

Malaysia là thị trường không quá khắt khe như nhiều thị trường khác, người lao động không bị đòi hỏi quá cao về tay nghề, chi phí lại thấp, rất phù hợp với đa số lao động nghèo, có trình độ phổ thông.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Cương quyết không để tàu cá vươn khơi khi chưa đủ điều kiện

Bà Rịa - Vũng Tàu Bộ đội biên phòng tỉnh đang tăng cường các biện pháp mạnh tay với những trường hợp tàu cá không đủ điều kiện vươn khơi, nhằm gỡ thẻ vàng IUU trước 'giờ G' sắp điểm.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.