Theo các nhà chức trách, nguyên nhân của đợt tăng giá gà lần này là do giá thức ăn cho gà tăng, chiếm khoảng 70% giá thành sản xuất. Tại Malaysia, giá thức ăn nhập khẩu cho gà đã tăng từ 30 - 40% so với cùng kỳ năm ngoái, buộc người chăn nuôi phải tính vào giá thành bán gà.
Một số biện pháp đã được chính phủ thực hiện để đối phó với vấn đề này như thiết lập giá trần thông qua trợ cấp và tăng khối lượng nhập khẩu thịt gà nguyên con.
Ngày 9/2, nội các của Malaysia đã họp để ra quyết định trợ cấp cho người chăn nuôi mỗi cân thịt gà là 60 sen và trợ cấp cho một quả trứng gà là 5 sen (100 sen = 1 ringgit = 5.400 VNĐ). Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm Ronald Kiandee cho biết “Thời gian trợ cấp là từ ngày 5/2 đến ngày 4/6, trong thời gian thực hiện kế hoạch kiểm soát giá tối đa".
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm Ronald Kiandee cho biết chi phí tài chính ước tính cho chính phủ để thực hiện trợ cấp gà và trứng trên toàn quốc trong thời gian 4 tháng là 288,52 triệu Ringgit.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm Malaysia cũng đang cân nhắc việc sản xuất ngô trong nước như một trong những biện pháp can thiệp lâu dài, do gần 55% thức ăn gia cầm được làm từ ngô.
Khi ngô được sản xuất tại Malaysia, điều này sẽ giúp làm tăng tỷ lệ nguyên liệu có nguồn gốc địa phương trong thức ăn cho gà, vốn chiếm chưa tới 10%.
Tuy nhiên, chưa có ai đề xuất khám phá việc sử dụng các thành phần thay thế làm thức ăn cho gà mặc dù chúng có tiềm năng và tính thực tiễn.
Đặc biệt, côn trùng và tinh bột sắn có khả năng thay thế một phần thức ăn chăn nuôi gia cầm thương mại thông thường theo đề xuất của các tài liệu nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học địa phương, cũng như của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO).
Trên thực tế, côn trùng và bột sắn đã được người chăn nuôi gà ở một số quốc gia sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, mặc dù không được phổ biến.
Vì gà là loài động vật ăn tạp tự nhiên, nên việc bổ sung côn trùng như ấu trùng ruồi lính đen (BSF) và dế vào chế độ ăn uống của gà sẽ không gây hại cho chúng vì những loài côn trùng này có xu hướng làm mồi cho gà ở trong tự nhiên.
Hơn nữa, cả hai loại côn trùng (ruồi lính đen và dế) đều chứa nhiều axit amin thiết yếu và khả năng tiêu hóa protein.
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thịt và trứng của những con gà được nuôi bằng côn trùng có chất lượng tương đương nhau (nếu không muốn nói là cao hơn).
Tương tự, đối với bột sắn dây, theo đó một số nghiên cứu cho biết rằng tinh bột sắn có thể thay thế một phần cho ngô, với tỉ lệ lên tới 50% mà không ảnh hưởng đến sự tăng trọng và tăng trưởng của gà thịt.
Dế và ấu trùng ruồi lính đen rất dễ sinh sản. Chúng phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới của Malaysia và có thể được nuôi bằng chất thải thực phẩm của con người, điều này làm cho việc nuôi chúng trở nên tiết kiệm chi phí hơn.
Sắn (khoai mì) cũng vậy, rất kinh tế vì bản chất dễ trồng và khỏe. Sắn có thể được trồng trên đất bạc màu, đất bị suy thoái, không thích hợp cho các loại cây khác.
Ngoài ra, nuôi dế và ruồi lính đen không tốn nhiều công, không cần diện tích rộng để phát triển tốt.
Người nuôi gà có thể nuôi dế mèn và ruồi lính đen trong trang trại của họ và chính phủ có thể chuyển đổi những không gian sử dụng kém, các tòa nhà bỏ hoang và các dự án xây dựng thành nơi sinh sản của những loại côn trùng này.
Những gì chúng ta cần là một loạt các nghiên cứu đa ngành liên quan đến các nhà côn trùng học, bác sĩ thú y và nhà khoa học để nghiên cứu từng giai đoạn của quá trình - từ thức ăn thừa tốt nhất cho côn trùng đến tỷ lệ thức ăn tốt nhất trong khẩu phần ăn của gà.
Nếu những nguyên liệu địa phương này được chứng minh là an toàn để thay thế thức ăn cho gà nhập khẩu, chúng ta có thể hạ giá thành thức ăn cho gà và giảm giá gà trên thị trường.
Nó cũng có thể làm giảm hóa đơn nhập khẩu của Malaysia, do đó củng cố tài chính của đất nước này. Điều này cũng có thể mang lại thu nhập bổ sung cho người dân của đất nước Malaysia.