Lễ Khai hạ (hạ cây nêu) ngày mùng 7 Tết
Theo truyền thống, nếu gia đình có lễ dựng cây nêu thì phải có lễ hạ cây nêu. Việc làm này theo kinh nghiệm của ông bà xưa là thể hiện sự "có đầu có đuôi", bày tỏ lòng tôn trọng với các đấng thần linh, để đón nhận bình an, may mắn.
Theo một số sách lịch sử, trước khi hạ cây nêu, chủ nhà cần đặt một cái bàn nhỏ ở cạnh ngay gốc cây nêu, bên trên bàn bày một đĩa ngũ quả, một ít hương, hoa, tiền vàng... Sau đó thì tiến hành cúng để báo với đất trời rằng gia đình đã ăn Tết vui vẻ, hạnh phúc.
Sau khi cúng xong, gia đình sẽ rung cây nêu cho rụng hết lá khô. Tiếp đó các thành viên trong gia đình sẽ hạ cây nêu xuống, nếu trên cây nêu có bùa, chuông gió thì đem treo hoặc dán vào cửa trước của ngôi nhà.
Với riêng những gia đình có kinh doanh thì ngày ngày sau khi hạ cây nêu, họ cũng sẽ tiến hành cúng lễ để cầu xin làm ăn thuận lợi, hanh thông trong năm mới.
Tuy nhiên về sau này, khi cuộc sống hiện đại hơn phong tục dựng cây nêu cũng mai một dần. Ngày nay, nhiều nhà vẫn dựng cây nêu nhưng trang trí bắt mắt bằng đèn lồng, bằng hệ thống chiếu sáng đắt tiền. Cây nêu lúc này trở thành một vật trang trí đơn thuần, không còn gắn với quá nhiều ý nghĩa như ngày xưa.
Mâm cúng lễ Khai hạ (hạ cây nêu) cần gì?
Trước khi làm lễ hạ câu nêu, các gia đình cần chuẩn vị lễ vật cúng đầy đủ như sau:
Mâm cúng lễ Khai hạ sẽ tùy phong tục mà có thể mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn với các món ăn trong ngày Tết. Mâm cúng lễ hạ cây nêu thường sẽ bao gồm:
- Rượu
- Nhang
- Hoa (5 hoặc 7 bông, không lấy số chẵn)
- Hoa quả (ngũ quả, hoặc 3, 7 loại, không lấy loại chẵn)
- Đĩa gạo
- Đĩa muối
- Tiền vàng
Sau khi bày biện đầy đủ vào mâm và đặt bàn dưới cây nêu, gia chủ tiến hành thắp hương, khấn vái xin phép gia tiên trong nhà trước, sau đó mới tiến hành làm lễ ở ngoài trời.