| Hotline: 0983.970.780

Măng tây xanh lãi ròng

Thứ Ba 08/01/2013 , 10:18 (GMT+7)

Anh Nguyễn Bá Tuấn ở thôn 6, xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa từng khăn gói vào tỉnh Bình Dương học hỏi mô hình trồng măng tây xanh.

Anh Nguyễn Bá Tuấn ở thôn 6, xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa từng khăn gói vào tỉnh Bình Dương học hỏi mô hình trồng măng tây xanh. Về quê, anh Tuấn cùng 4 hộ khác trong thôn đã triển khai trồng thử nghiệm 3 ha. Sau 6 tháng trồng, ruộng măng tây xanh đã cho thu hoạch.

Anh Tuấn nói: “Măng tây cho thu nhập gấp đôi cây màu khác. Tuy vất vả hơn nhưng lại an toàn hơn bởi vì trồng cây này không phải sử dụng thuốc BVTV, không gò bó như thời gian làm màu. Tận dụng được lao động nhàn rỗi, chỉ đầu tư một lần và thu hoạch liên tiếp được 7 - 8 năm, hơn hẳn cây màu, đỡ công cày bừa, làm cỏ… Với diện tích gần 1 ha, mỗi ngày nhà tôi thu cả triệu đồng”.

Theo anh, măng tây là loại khó trồng, đòi hỏi công nghệ chăm sóc cao, giống sạch, đất sạch, quy trình chăm sóc sạch. Theo đó, đất trồng măng tây xanh phải bảo đảm cân bằng độ ẩm 70 - 75%, có giấy quỳ và máy đo độ pH của nước. Để bảo đảm, độ pH phải nằm ở ngưỡng 6,5 - 7 độ, nhiệt độ duy trì ở mức 25 - 30 oC. Ngoài ra, phải bảo đảm cân bằng hàm lượng các thành phần dinh dưỡng NPK, trung, vi lượng… Măng tây xanh phát triển chủ yếu vào ban đêm, cho nên không được tưới măng sau 17 giờ, nên tưới vào các buổi sáng sớm.

Ông Đào Hữu Ngọc, Chủ tịch UBND xã Tiến Nông cho biết, khi cây măng tây được trồng thử nghiệm ở địa phương thì chính quyền hoàn toàn ủng hộ và tạo điều kiện. Thấy hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi cũng khuyến khích các hộ học cách trồng, chăm sóc măng tây xanh để nhân rộng trên diện tích đất có thể trồng được. Chi phí SX ban đầu hết khoảng 6 triệu đ/sào; khi thu hoạch bán tại ruộng chỉ 40.000 - 50.000 đ/kg, cho thu nhập 30 - 40 triệu đ/sào/năm.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.