| Hotline: 0983.970.780

Mâu thuẫn xung quanh lệnh cấm dạy thêm ở Trung Quốc

Thứ Ba 22/06/2021 , 11:12 (GMT+7)

Bắc Kinh đang làm chủ phép trừ nhưng lại đau đầu với kinh tế học cơ bản khi cấm ngành công nghiệp gia sư trị giá 120 tỷ USD bị cấm dạy thêm.

Hình ảnh kỳ thi tuyển sinh đại học 'gaokao' được cho là khốc liệt nhất thế giới ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Hình ảnh kỳ thi tuyển sinh đại học "gaokao" được cho là khốc liệt nhất thế giới ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Trước đó hôm 16/6, Trung Quốc dự định sẽ công bố một lệnh cấm ​​đối với ngành công nghiệp dạy thêm- học thêm, trị giá 120 tỷ USD của nước này. Hãng Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, lệnh cấm "dạy thêm trong kỳ nghỉ", sau khi đã lên kế hoạch cấm dạy thêm trực tuyến và ngoại tuyến vào cuối tuần trong năm học- điều này đồng nghĩa có thể tước đi 80% doanh thu hàng năm của các công ty dạy thêm.

Theo đó, lệnh cấm dạy thêm- học thêm dự định sắp ban hành được cho là có thể giúp giải tỏa và giảm áp lực cạnh tranh gay gắt trong kỳ thi vào đại học sắp tới, vốn làm méo mó nguồn cung lao động và giảm tỷ lệ sinh.

Tuy nhiên, hệ lụy của nó cũng đang đặt ra vấn đề lớn hơn, đó là làm lộ ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng trong xã hội và chính sách này có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Các “bố mẹ hổ Trung Quốc” đang là nguồn sống của các nhà đầu tư. Ví dụ, các gia đình ở quận Tĩnh An của thành phố Thượng Hải đã chi trung bình khoảng 80.000 USD cho mỗi đứa trẻ cho các dịch vụ giáo dục, trước khi chúng lên bậc trung học. Đây là kết quả một cuộc khảo sát dịch vụ giáo dục do nhà nước tiến hành vào năm 2019.  

Như vậy lấy con số này nhân với 400 triệu người có mức thu nhập trung bình trong nước là cả một thị trường rộng lớn. TAL Education (TAL.N) và Gaotu Techedu (GOTU.N) là hai trong số những công ty từng đưa lý thuyết này lên thẳng thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ.

Tại Trung Quốc, không có quy định nào bắt buộc “không để đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau”. Vì vậy các giáo viên xác định ngay từ sớm những học sinh giỏi nhất và đầu tư, đưa chúng vào các lò luyện. Sân chơi này về mặt lý thuyết là phẳng nên những học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi đại học “gaokao” khốc liệt nhất có thể kéo một gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói. Không ai thích “học để thi” hơn các bậc cha mẹ nghèo ở Trung Quốc.

Tuy nhiên chính sự ganh đua gay gắt trong kỳ thi đầu vào đại học đã tạo ra một vòng phản hồi tiêu cực. Để làm hài lòng những ông bố bà mẹ có tính hơn thua, các trường học đã áp dụng khái niệm gọi là “dạy nâng cao” cho học sinh quá sớm, bao gồm cả các khóa học MBA ngay ở bậc tiểu học. Đội ngũ giáo viên đã nhồi ép các bài tập về nhà, hoặc bổ sung bằng các buổi dạy kèm buổi tối và cuối tuần.

Việc nhồi nhét liên tục kiến thức sách vở sẽ kìm hãm sự phát triển của tư duy phản biện. Hậu quả là nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường với ít kinh nghiệm sống hoặc non nớt thực tế, nhưng lại phải lo chu cấp cho cha mẹ đã nghỉ hưu hoặc lại lao đầu lộn cổ với guồng quay xe hơi, nhà cửa và con cái của họ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh liên tục ở mức thấp.

Một học sinh tiểu học ở Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông, đọc thuộc lòng một bài thơ về cố Chủ tịch Mao Trạch Đông nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của ông hồi năm 2018. Ảnh: Reuters

Một học sinh tiểu học ở Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông, đọc thuộc lòng một bài thơ về cố Chủ tịch Mao Trạch Đông nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của ông hồi năm 2018. Ảnh: Reuters

Việc trấn áp các công ty dạy thêm, bao gồm cả lệnh cấm vào cuối tuần sẽ xảy ra là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự thái quá của ngành công nghiệp gia sư cũng phản ánh sự bất bình đẳng trong xã hội. Cụ thể là số lượng học sinh nghèo đậu vào các trường hàng đầu đang giảm dần và các tỉnh nghèo đang bị tụt lại phía sau so với những học sinh con nhà giàu có.

Trên thực tế, các bậc cha mẹ giàu không gặp mấy khó khăn khi trả tiền cho các bài học một kèm một, cho phép họ củng cố lợi thế giáo dục của mình. Còn đối với đa số, các chính sách mới có thể giảm chi phí nuôi dạy con cái, nhưng họ phải trả giá bằng khả năng tìm kiếm nguồn lực trong tương lai – và do đó không có động lực để sinh thêm con.

Giới phân tích cho rằng, với kế hoạch cấm dạy thêm này, các nhà hoạch định chính sách giáo dục Trung Quốc nên phải học một khóa bồi dưỡng về kiến thức kinh tế.

 (Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm