| Hotline: 0983.970.780

Mây tre đan sống được

Thứ Ba 10/09/2013 , 10:35 (GMT+7)

Để lao động nông thôn có việc làm ổn định, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) tập trung phát triển làng nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng NTM.

Để lao động nông thôn có việc làm ổn định, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) tập trung phát triển làng nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng NTM.

Ông Lê Văn Thịu, cán bộ khuyến nông xã Hoằng Thịnh cho biết, mây tre đan là nghề truyền thống bao đời nay của người dân Hoằng Thịnh, từ thời cha ông những vật dụng phục vụ sinh hoạt như rổ, rá, thúng, mủng… đều được các mẹ, các chị đan thành thục, cứ thế cha truyền con nối, rồi ai ai cũng biết đan lát.

Hoằng Thịnh xác định đây là nghề chủ lực nên trong các Nghị quyết của xã đều ưu tiên nguồn lực tập huấn, dạy nghề cho bà con nhằm nâng cao tay nghề, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, thường xuyên kêu gọi DN đầu tư SX, tìm đầu ra cho sản phẩm.


Với mức thu nhập hơn 3,5 triệu đồng, chị Thu đã trang trải được cuộc sống hàng ngày 

Nhờ thực hiện tốt các công đoạn trên nên mây tre đan Hoằng Thịnh được thị trường ưa chuộng, SX ra bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu, thậm chí có những sản phẩm như đèn lồng lượng cung còn thấp hơn lượng cầu.

Cũng theo ông Thịu, hiện tại trên địa bàn Hoằng Thịnh có Cty Mây tre Quốc Đại chuyên SX, thu mua các sản phẩm mây tre đan của các hộ dân, XK sang các nước châu Âu. Hằng tháng Cty này tổ chức tập huấn, nâng cao tay nghề cho hơn 3.500 lao động của 3 huyện Hoằng Hoá, Nông Cống, Vĩnh Lộc; phối hợp với các địa phương trên mở rộng quy mô làng nghề, giải quyết việc làm với thu nhập cao từ 3 - 4 triệu đ/lao động.

Xã Hoằng Thịnh có 1.500 hộ dân thì có đến 1.400 hộ làm nghề mây tre đan xuất khẩu với tổng số lao động 1.973/3.398 (chiếm trên 50%), góp phần tăng giá trị SX tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt gần 50 tỷ đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt hơn 30 tỷ đồng.

Ông Lê Công Bằng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thịnh nói: “Khoảng từ năm 2006-2010 là thời kỳ nghề mây tre đan thịnh vượng nhất, lúc bấy giờ “nhà nhà, người người làm mây tre đan”, bình quân những hộ dân có 3 lao động làm nghề, thu nhập hơn chục triệu đ/tháng là bình thường, gấp 3 - 4 lần làm nông nghiệp”.

Ông Bằng cho biết, nhờ có sẵn tiền trong nhà nên khi xã huy động đóng góp bà con thực hiện rất nghiêm túc, nhanh chóng. Chỉ cần thông báo trên loa phát thanh, đến vài ba ngày sau các loại phí môi trường, khuyến học, thuỷ lợi, đường giao thông… đều được dân đóng nộp đầy đủ.

Chị Lê Thị Thu ở thôn 7, xã Hoằng Thịnh cho biết, đầu năm 2012 chị xin vào làm công nhân cho một cơ sở SX mây tre đan trong xã. Mỗi tháng thu nhập được hơn 3,5 triệu đồng (lương 2 triệu và 1,5 triệu tiền công đan thêm buổi tối). Với số tiền trên chị vừa trang trải được cuộc sống hàng ngày, vừa có tiền nuôi 2 đứa con học hành.

Anh Lê Văn Đồng, một chủ cơ sở SX, thu mua mây tre đan cho biết: Cơ sở của tôi có 9 lao động thường xuyên và hàng chục hộ dân nhận hàng về đan tại nhà, với các mặt hàng chính là rổ, rá. Bình quân mỗi tháng xuất bán khoảng 100.000 sản phẩm (hơn 200 triệu đồng), sau khi trừ chi phí còn lãi trên dưới 100 triệu.

Theo tôi để tiếp tục phát triển làng nghề, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn ưu đãi và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, bởi không chỉ nông dân Hoằng Thịnh, bà con nhiều xã lân cận như Hoằng Đồng, Hoằng Thái… cũng có nhu cầu học nghề mây tre đan nhưng chưa được đáp ứng.

Việc duy trì, phát triển làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh đang gặp vướng mắc trong việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động, bởi cơ chế hỗ trợ làng nghề của Trung ương, tỉnh, huyện còn hạn chế. Hơn nữa, vùng nguyên liệu phân bố rải rác, nhỏ lẻ nên giá cả nguyên vật liệu thường không ổn định.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.