| Hotline: 0983.970.780

Mẹ già nuôi con điên dại

Thứ Sáu 14/09/2012 , 10:27 (GMT+7)

Hằng ngày nhìn cậu con trai gào thét, vật vã trong cũi sắt, người mẹ già chỉ còn biết nuốt đắng, tủi nhục vào lòng.

Bà Ái, nước mắt nghẹn ngào bên người con trai điên dại của mình

Hằng ngày nhìn cậu con trai gào thét, vật vã trong cũi sắt, người mẹ già chỉ còn biết nuốt đắng, tủi nhục vào lòng. Hoàn cảnh cơ cực mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là bà Đào Thị Ái, ở thôn Nhuệ, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, Thái Bình.

Bà Ái (SN 1939) quê gốc ở xã Thái Thuần, Thái Thụy. Năm 20 tuổi bà mắc phải căn bệnh phong vào Viện Da liễu Vân Môn, huyện Vũ Thư của tỉnh Thái Bình chữa trị. Sau 1 năm điều trị bệnh tình mới khỏi. Khi xuất viện, bà may mắn được tuyển dụng làm chuyên môn y tế tại đây.

Năm 1961, ông Nguyễn Văn Bút (SN1937) bị bệnh phong chữa trị tại Vân Môn. Quãng thời gian ông ở viện không có ai qua lại chăm sóc. Đồng cảm về nỗi khổ giống mình ngày trước, ngày qua ngày bà Ái vẫn thường xuyên đến trông nom, nuôi dưỡng ông.

Sau khi bệnh ông Bút khỏi hẳn, bà kết duyên với ông. Hai ông bà yêu thương nhau hết mực, rồi cuộc tình duyên trời định đó cuối cùng cũng đã đến ngày nở hoa đơm trái. Năm 1971, bà sinh hạ cô con gái đầu lòng xinh xắn, kháu khỉnh tên chị là Nguyễn Thị Hợi.

Hạnh phúc tiếp nối hạnh phúc, 4 năm sau anh Nguyễn Văn Hợp cất tiếng khóc chào đời. Bà đặt con mình tên Hợp với mong muốn khi con mình lớn lên hòa hợp với mọi người. Cũng chính vì vậy mà từ lúc còn nhỏ anh Hợp luôn đã tỏ ra hiếu thảo với bố mẹ, mang lại niềm tự hào cho gia đình.

Niềm hạnh phúc chưa tày gang tay thì nỗi đau ập đến. Vốn là con người chịu khó, hiền lành thương bố mẹ nhiều. Khi trưởng thành anh đã tự tay đóng gạch suốt ngày đêm để giảm bớt phần chi phí xây dựng nhà. Lăn lộị vất vả hoàn thiện ngôi nhà xong biết bao khổ nhọc, anh rời quê vào Gia Lai đào vàng, kiếm tiếm trả nợ. Nhưng xé lòng thay, anh vào trong đó được 3 tháng thì đến lúc ra về tâm trí đã trở nên mất dần, không còn được minh mẫn như trước.

Bắt đầu, Hợp càng ngày càng có những biểu hiện bất thường. Anh hay cười nói một mình, quát tháo bố mẹ, đào tường khoét vách. Thấy con hằng ngày như vậy, bà Ái xót xa liền đưa con đi viện khám. Hoảng hồn, đau điếng tại bệnh viện, bà biết được con mình mắc phải căn bệnh tâm thần. Và cứ từ ngày ấy, tiền của chữa bệnh cho anh cứ ra đi, bệnh không giảm mà trái lại ngày càng một nặng thêm.

“Giờ nó không còn làm chủ được bản thân nữa. Nhớ có lần nó còn leo lên tầng nhà bác Anh, giật lấy cháu Linh con nhà chị Hằng ném mạnh xuống đất. May sao lúc đó có dàn thiên lý đỡ, không thì lúc này chắc cả nhà tôi phải ra đê ở rồi”. Nói đến đây, những giọt nước mắt mặn chát đã lăn dài trên gò má sạm đen của bà.

Mặc dù anh Hợp dữ dằn, nhưng bà không nỡ đành lòng làm cái việc nhốt con mình vào cũi, nên bà ‘thả rông” anh, ở nhà cố gắng trông nom. Nhưng, do công việc quá bộn bề có những lúc bà đã lơ đãng, thế là anh Hợp lại có dịp chạy ra ngoài đập phá cột điện, phá tượng chùa, đánh đập người đi đường. Một hôm, gặp cháu Hà hàng xóm đi chơi về anh đánh cháu đến vỡ cả đầu, gia đình bà phải lo tiền thuốc thang mất 5 triệu đồng.

Phải khi công an xã vào tận nhà, bà mới chịu nhốt anh vào cũi. Đau đớn, tủi cực khi hằng ngày nhìn thấy con trong cũi sắt, nén tiếng thở dài, mệt nhọc, bà nói: “Thương nó lắm nhưng phải làm vậy thôi. Cố mà thả ra ngoài thì nó lại đánh đập dân làng. Rồi đi lang thang xa sớm muộn gì cũng phải bỏ mạng nơi đất khách quê người.” – Bà sụt sùi tâm sự.

Bà kể, bữa trước luồn cơm vào cũi chẳng may sơ ý bị anh cột chặt tay vào song sắt rồi giật mạnh, cho đến giờ hai cánh tay bả vai vẫn còn đau buốt chưa khỏi.

Cảnh nhà khốn khó, thiếu thốn mọi bề, ngoài vài sào ruộng cày cấy ra, bà còn phải cày thuê cuốc mướn cho mọi người. Mong muốn của bà trong lúc này là có tiền để đưa anh Hợp vào viện tâm thần để gắng chữa trị.

Bác Đỗ Thị Bính, người thân hàng xóm chia sẻ: “Ở đây có khổ nhất có gia đình bà Ái, già yếu như vậy mà vẫn chưa được nghỉ ngơi, vẫn phải làm việc quần quật hằng ngày. Bản thân bà lại đang mang bệnh, không biết còn cố sức đến khi nào. Còn lối xóm chúng tôi thì cũng chỉ giúp đỡ được các công việc nhỏ nhặt. Vẫn mong sao các tấm lòng nhân ái giúp đỡ cho cuộc sống của bà ”.

Hiện cuộc sống của bà rất khó khăn. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ nhận được sự giúp đỡ của mọi tấm lòng hảo tâm gần xa, cùng chung tay sẻ chia cho mảnh đời bất hạnh của bà. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tử Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 0710.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm