| Hotline: 0983.970.780

Mở 'chiến dịch' phòng trừ bệnh khảm lá sắn

Thứ Năm 07/05/2020 , 09:03 (GMT+7)

Sau 5 ngày ra quân, Thanh Hóa đã tiêu hủy, nhổ bỏ hoặc trồng lại, trồng thay thế 1.200 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn.

Ra quân nhổ bỏ sắn bị nhiễm bệnh. Ảnh: Võ Dũng.

Ra quân nhổ bỏ sắn bị nhiễm bệnh. Ảnh: Võ Dũng.

Niên vụ 2020 - 2021 huyện Như Xuân trồng mới, trồng lại trên 3,2 nghìn ha sắn nguyên liệu, tập trung ở các xã Xuân Hòa, Thượng Ninh, Thanh Xuân, Xuân Bình, Thanh Lâm, Hóa Quỳ.

Các giống sắn được trồng chủ yếu là KM 140, KM 94. Các triệu chứng bệnh khảm lá sắn xuất hiện ngay khi cây sắn đạt 2-3 lá...

Tính đến ngày 27/4/2020, diện tích sắn bị nhiễm bệnh trên toàn huyện là 1.432,9 ha. Trong đó, diện tích bị nhiễm trên 70% chiếm trên 630 ha.

Sau khi có kết luận chính xác về bệnh khảm lá sắn trên địa bàn, huyện Như Xuân thành lập 3 đoàn kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, trừ bệnh ở tất cả các xã, thị trấn. Đoàn kiểm tra đi thực tế đến các xứ đồng, thôn kiểm tra, làm việc với các xã để thực hiện các biện pháp phòng, trừ.

Huyện Như Xuân huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng trừ bệnh khảm lá sắn. Ảnh: Võ Dũng.

Huyện Như Xuân huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng trừ bệnh khảm lá sắn. Ảnh: Võ Dũng.

Huyện cùng ban chỉ đạo các xã họp nhân dân trồng sắn và Nhà máy đường Lam Sơn, Công ty TNHH 2 thành viên Yên Mỹ bàn giải pháp chuẩn bị phương án đầu tư giống mía, ngô thay thế những diện tích sắn bị bệnh.

Đối với diện tích bị nhiễm bệnh, các địa phương tổ chức tiêu hủy và phun trừ bọ phấn trắng, nhổ bỏ, tiêu hủy cây nhiễm bệnh ở vườn sắn và bờ lô, bờ thửa.

Việc vận chuyển cây giống ra vào địa bàn được kiểm soát chặt chẽ; người dân được khuyến cáo không trồng lại cây giống ở các vùng đã nhiễm bệnh.

Những diện tích bị nhiễm nặng được thu gom, tiêu hủy ngay tại chỗ. Ảnh: Võ Dũng.

Những diện tích bị nhiễm nặng được thu gom, tiêu hủy ngay tại chỗ. Ảnh: Võ Dũng.

UBND huyện Như Xuân chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện

Ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Thanh Hóa cho biết: “Các địa phương xuất hiện bệnh khảm lá sắn cần phải tập trung, quyết liệt hơn nữa, sâu sát hơn nữa trong chỉ đạo, hướng dẫn người dân trồng sắn thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh. Nếu sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp nhưng vẫn không hiệu quả thì yêu cầu huyện phải thực hiện công bố dịch theo đúng quy định”.

chuẩn bị thuốc, vật tư, hóa chất để phòng trị bọ phấn trắng; chỉ đạo các xã tổng hợp danh sách các hộ đăng ký trồng ngô, mía và các cây trồng khác để phối hợp với các doanh nghiệp chuẩn bị giống kịp thời vụ; rà soát các diện tích sắn và quỹ đất của tất cả các xã trên địa bàn huyện để có phương pháp bố trí cây trồng phù hợp.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 29/4/2020, UBND huyện Như Xuân họp giao ban với chủ tịch UBND các xã, các thành viên ban chỉ đạo sản xuất huyện để thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.

Theo đó, từ ngày 30/4 các xã huy động lực lượng tổ chức ra quân tăng cường tuyên truyền vận động, cho các hộ cam kết nhổ bỏ, tiêu hủy diện tích sắn bị bệnh.

Không kể ngày lễ, thời tiết nắng nóng, cán bộ, công chức, giáo viên, thanh niên tình nguyện, dân quân và bà con nhân dân được huy động ra quân thực hiện nhổ bỏ cây sắn nhiễm bệnh, thu gom, tiêu hủy dọn dẹp bờ lô, bờ thửa để tiêu diệt mầm bệnh.

Đến nay, toàn huyện đã huy động được 2.859 lượt người tham gia giúp dân nhổ bỏ, tiêu hủy, phun thuốc diệt bọ phấn trắng ở vùng sắn nhiễm bệnh; phun tiêu diệt bọ phấn trắng trên 1.400 ha.

UBND huyện Như Xuân trích ngân sách hỗ trợ tiền mua thuốc phun cho trên 285 ha. Hiện đã có trên 1.200 ha cây nhiễm bệnh được xử lý thu gom.

Thu gom sắn bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy. Ảnh: Võ Dũng.

Thu gom sắn bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy. Ảnh: Võ Dũng.

Trong đó có 508,7 ha được nhổ bỏ, tiêu hủy; 469,7 ha trồng lại, trồng dặm lại và 39 ha chuyển sang cây trồng khác.

Ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Như Xuân cho hay,  về cơ bản, bệnh khảm lá sắn đã được khống chế, không phát sinh thêm diện tích nhiễm bệnh mới, đồng thời các diện tích nhiễm bệnh dưới 70% không phát sinh thêm cây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, người trồng sắn không được phép chủ quan.

“Đối với những diện tích đã nhiễm bệnh chúng tôi tiếp tục huy động cán bộ, công chức, lực lượng dân quân, thanh niên cùng với nhân dân nhỏ bỏ, tiêu hủy cây nhiễm bệnh, xử lý triệt để vật chủ trung gian gây bệnh. Như Xuân khuyến khích nhân dân chuyển diện tích sắn nhiễm bệnh sang các loại cây trồng khác như ngô, rau màu, không trồng lại các giống sắn nhiễm bệnh”, ông Tuấn cho hay.

 Tiêu hủy sắn bị nhiễm bệnh. Ảnh: Võ Dũng.

 Tiêu hủy sắn bị nhiễm bệnh. Ảnh: Võ Dũng.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV Thanh Hóa, tính đến ngày 5/5/2020, toàn tỉnh có trên 1.460 ha sắn nhiễm bệnh khảm lá sắn, chủ yếu tập trung ở huyện Như Xuân và rải rác ở Như Thanh và Thường Xuân.

Trước tình hình bệnh khảm lá sắn diễn biến phức tạp, từ ngày 29/4, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa cử cán bộ chuyên môn phối hợp cùng với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền vận động, cho các hộ cam kết nhổ bỏ, tiêu hủy diện tích, cây sắn bị bệnh kể cả ở bờ lô, thửa.

Sau 5 ngày ra quân, toàn tỉnh đã nhổ bỏ, tiêu hủy được trên 1.261 ha, phun trừ bọ phấn trắng trên 1.463 ha.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.