| Hotline: 0983.970.780

Mô hình Forward Farming giúp trồng lúa giảm 1,5 - 4 triệu đồng/ha

Thứ Hai 10/06/2024 , 06:30 (GMT+7)

CẦN THƠ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Bayer Việt Nam vừa phối hợp tổ chức chuỗi hoạt động thăm đồng, tọa đàm cùng nhà nông về giải pháp phát triển mô hình Forward Farming.

Chương trình đã tổ chức tham quan ruộng thực nghiệm quy mô 2,4ha tại xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Đồng thời, bà con nông dân cùng các chuyên gia đã trao đổi các phương thức canh tác tiên tiến tại tọa đàm với chủ đề "Tiềm năng mở rộng mô hình Forward Farming – Nông nghiệp bền vững hướng tới tương lai hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL".

Bà con nông dân tham quan ruộng thực nghiệm và được chuyên gia của Bayer Việt Nam giới thiệu về mô hình Forward Farming. Ảnh: Kim Anh.

Bà con nông dân tham quan ruộng thực nghiệm và được chuyên gia của Bayer Việt Nam giới thiệu về mô hình Forward Farming. Ảnh: Kim Anh.

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, sáng kiến mô hình “Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai – Forward Farming” do đơn vị hợp tác với Bayer Việt Nam và nhiều đối tác chiến lược trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo triển khai, gồm: Sở NN-PTNT các tỉnh vùng ĐBSCL, Viện Lúa ĐBSCL, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sài Gòn Kim Hồng, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (VinaRice).

Mô hình Forward Farming đã tích hợp được tất cả công nghệ tiên tiến nhất trong nước và quốc tế đồng hành cùng bà con nông dân. Cánh đồng đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố nhằm tiết kiệm thấp nhất chi phí sản xuất về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước và hạn chế giảm phát thải ra môi trường. Từ đó, bà con nông dân tự tin đưa sản phẩm lúa gạo chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (bên phải) đánh giá cao sáng kiến mô hình Forward Farming và định hướng nhân rộng trong thời gian tới. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (bên phải) đánh giá cao sáng kiến mô hình Forward Farming và định hướng nhân rộng trong thời gian tới. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lê Quốc Thanh đánh giá cao kết quả mô hình và vai trò của đơn vị tham gia đồng hành. Hướng tới, để mở rộng quy mô, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bayer Việt Nam và các đối tác sẽ xây dựng một kế hoạch triển khai chi tiết, tiếp tục nghiên cứu, phát triển và đánh giá hiệu quả các công nghệ. Đồng thời, mở rộng mạng lưới đối tác chiến lược và đối tượng tập huấn tại các tỉnh vùng ĐBSCL.

Sự thành công của mô hình Forward Farming đã mang lại triển vọng tích cực trong việc nhân rộng mô hình canh tác lúa tiên tiến tại vùng ĐBSCL, góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao mà Bộ NN-PTNT đang triển khai.

Cán bộ của Viện Lúa ĐBSCL thực nghiệm đo lượng phát thải khí nhà kính tại cánh đồng triển khai mô hình Forward Farming. Ảnh: Kim Anh.

Cán bộ của Viện Lúa ĐBSCL thực nghiệm đo lượng phát thải khí nhà kính tại cánh đồng triển khai mô hình Forward Farming. Ảnh: Kim Anh.

Ông Thanh mong muốn, với bước khởi đầu này, mỗi bà con nông dân tham gia mô hình hãy trở thành những khuyến nông viên, cùng hướng dẫn, lan tỏa mô hình đến nhiều nông dân khác.

Qua 3 vụ triển khai, mô hình Forward Farming đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Rõ rệt nhất là việc kết hợp phương thức bón phân, tưới tiêu hợp lý và ứng dụng bộ giải pháp “Bội thu cây lúa - Much More Rice” của Bayer giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện tối ưu.

Mô hình đã giảm 2,5 – 3 lần lượng giống gieo sạ, từ 150 – 180kg/ha xuống còn 60kg/ha; giảm gần 50% lượng nước tưới (tương đương khoảng 110m3/ha/vụ); giảm lượng phát thải khí nhà kính 24,7%.

Cánh đồng 2,4ha trong mô hình được gieo sạ giống lúa OM5451 với lượng lúa giống 60kg/ha, sử dụng phương pháp sạ cụm của Công ty Sài Gòn Kim Hồng, giải pháp thuốc bảo vệ thực vật Much More Rice của Bayer và công thức bón phân 63N - 36P - 34K của Công ty Bình Điền. Ảnh: Kim Anh.

Cánh đồng 2,4ha trong mô hình được gieo sạ giống lúa OM5451 với lượng lúa giống 60kg/ha, sử dụng phương pháp sạ cụm của Công ty Sài Gòn Kim Hồng, giải pháp thuốc bảo vệ thực vật Much More Rice của Bayer và công thức bón phân 63N - 36P - 34K của Công ty Bình Điền. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh đó, việc canh tác theo mô hình Forward Farming giúp bà con nông dân giảm 1,5 - 4 triệu đồng/ha chi phí đầu vào. Từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế từ 13,1 - 54,9% so với mô hình canh tác truyền thống.

Thông qua mô hình, hơn 4.500 nông dân tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ được đào tạo, tập huấn canh tác lúa chất lượng cao, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn và trách nhiệm.

Một số hoạt động chính của mô hình Forward Farming là ứng dụng đồng bộ giải pháp và công nghệ canh tác lúa tiên tiến trên mô hình ruộng thực nghiệm, đồng thời kiểm soát tốt phát thải và tác động tới môi trường. Bên cạnh đó, hỗ trợ nâng cao năng lực và kiến thức canh tác bền vững cho nông dân thông qua các chương trình tập huấn, thúc đẩy hợp tác công - tư trong toàn chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ mới có 9 trang trại đáp ứng 100% điều kiện chăn nuôi

Theo thống kê, toàn tỉnh Phú Thọ có 1.093 trang trại chăn nuôi và 233.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với 145.000 con trâu, bò; 749.000 con lợn và trên 15,7 triệu gia cầm.

Hanvet giới thiệu vacxin dịch tả lợn Châu Phi 'HANVET ASF VAC'

HẢI PHÒNG Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Thú y Hanvet vừa tổ chức giới thiệu vacxin HANVET ASF VAC với những số liệu thử nghiệm khá ấn tượng.

Cần có hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất'

Cần triển khai trên toàn quốc hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất' với đội ngũ kỹ sư nông hóa thổ nhưỡng giỏi để kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm