| Hotline: 0983.970.780

Mở rộng diện tích sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả

Thứ Năm 07/07/2022 , 14:24 (GMT+7)

An Giang Ngành nông nghiệp An Giang vui mừng vì Công ty Phân bón Phú Mỹ chứng minh và đưa ra quy trình sử dụng phân bón đem lại kết quả tốt trong vụ lúa hè thu.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phát biểu tại buổi hội thảo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phát biểu tại buổi hội thảo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năng suất vượt trội

Ngày 7/7 tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn (An Giang) Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình trình diễn vụ lúa hè thu năm 2022 chủ đề “Sử dụng phân bón tiết kiệm – cân đối – hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bền vững” với hơn 120 đại biểu khách mời là đại diện lãnh đạo, chuyên gia nông nghiệp đến từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Sở NN-PTNT An Giang và bà con nông dân trong tỉnh. Trước khi bước vào hội thảo, bà con nông dân cùng lãnh đạo ngành chuyên môn thăm mô hình ruộng lúa sử dụng bộ phân bón Phú Mỹ.

Ông Trần Văn Tồn, chủ ruộng của mô hình 2ha sạ giống lúa OM34 ở xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang phấn khởi chia sẻ với khách tham quan. Hơn 20 năm làm lúa vụ hè thu này được ngành nông nghiệp tỉnh An Giang cùng PVFCCo chọn triển khai mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm – cân đối – hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bền vững. 2ha ruộng được chia ra làm đôi để thực hiện mô hình đối chứng. Trong đó 1ha sử dụng bộ phân bón Phú Mỹ 100% (có phân hữu cơ) và 1ha sử dụng phân bón thông thường, áp dụng các biện pháp kỹ thuật truyền thống nhằm để so sánh.

Theo ông Tồn đánh giá, ruộng sử dụng phân bón Phú Mỹ giúp hạt lúa vô gạo nhanh, cứng cây năng suất dự kiến khoảng 900-920 kg/công (1.300m2). Thương lái hiện nay đặt cọc mua với giá 5.900 đồng/kg, sau khi trừ hết các chi phí có lãi khoảng 1,5 triệu đồng/công. Còn ruộng đối chứng tốn 3-4 cữ phun thuốc BVTV, cây yếu hơn, bông ngắn, năng suất chỉ khoảng 800-820 kg/công.

Ruộng sử dụng phân bón Phú Mỹ giúp hạt lúa vô gạo nhanh, cứng cây, cho năng suất từ 900-920 kg/công (1.300m2), thương lái đang đặt cọc mua với giá 5.900 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ruộng sử dụng phân bón Phú Mỹ giúp hạt lúa vô gạo nhanh, cứng cây, cho năng suất từ 900-920 kg/công (1.300m2), thương lái đang đặt cọc mua với giá 5.900 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Áp dụng kỹ thuật mới là con đường giúp giảm chi phí

Tại hội thảo bà con nông dân được cán bộ Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp An Giang báo cáo kết quả về các chỉ tiêu nông học ruộng mô hình trình diễn sử dụng phân bón Phú Mỹ. Qua đó cho thấy cây lúa nhảy chồi khỏe, màu lá đẹp, đứng, xanh bền, hạt lúa vô gạo nhanh và đặc biệt tăng năng suất được 610 kg/ha. Ruộng mô hình không những tăng năng suất mà còn tiết kiệm lượng phân bón, giảm được công bón, giá phân Phú Mỹ lại rất hợp lý nên đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thu nhập hơn ruộng đối chứng là 29%/ha.

Từ kết quả đạt được của mô hình trình diễn và ý kiến tư vấn của các chuyên gia nông nghiệp tại hội thảo đã giúp bà con nông dân yên tâm ứng dụng quy trình chăm bón sử dụng phân bón Phú Mỹ kết hợp bón hữu cơ cho cây lúa.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang, cho biết: Hiện nay giá phân bón tăng cao gây khó khăn cho nông dân, để có lợi nhuận người trồng lúa cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào canh tác. Bên cạnh thực hiện các quy trình giảm phân, thuốc tỉnh An Giang khuyến khích đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ để thích ứng với biến đổi khí hậu vừa bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

Qua hội thảo này ngành nông nghiệp An Giang vui mừng vì Công ty Phân bón Phú Mỹ đã chứng minh và đưa ra một quy trình sử dụng phân bón đem lại kết quả tốt trong vụ lúa hè thu, năng suất cao hơn so với canh tác thông thường.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp An Giang vui mừng vì Công ty Phân bón Phú Mỹ đã chứng minh và đưa ra một quy trình sử dụng phân bón đem lại kết quả tốt trong vụ lúa hè thu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp An Giang vui mừng vì Công ty Phân bón Phú Mỹ đã chứng minh và đưa ra một quy trình sử dụng phân bón đem lại kết quả tốt trong vụ lúa hè thu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phó giám đốc Sở NN-PTNT An Giang Trương Kiến Thọ mong muốn, trong thời gian tới Công ty Đạm Phú Mỹ kết hợp nhiều hơn nữa với Chi cục Trồng và BVTV An Giang, mở rộng diện tích mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ cho toàn tỉnh ở các giống lúa chất lượng cao mà An Giang đang triển khai. 

Cùng thống nhất quan điểm với lãnh đạo ngành nông nghiệp An Giang, ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) chỉ ra thông số sử dụng phân bón hiện nay tại ĐBSCL. Cục Bảo vệ thực vật đã có con số thống kê việc sử dụng phân bón trung bình ở ĐBSCL chiếm khá cao khoảng 42%, cao hơn so với các vùng khác; còn sử dụng phân bón hữu cơ lại rất thấp chỉ có 27%.

Hiện nay giá phân bón tăng cao gây nhiều áp lực cho người sản xuất nông nghiệp. Để sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bền vững Cục Bảo vệ thực vật đang đẩy mạnh khuyến cáo giúp nông dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật như: IPM, “3 giảm 3 tăng” và “ 1 phải 5 giảm” để có lợi nhuận.

Theo ông Thiệt, thời gian qua Cục Bảo vệ thực vật đã ký hợp tác với 23 doanh nghiệp sản xuất phân bón và 16 doanh nghiệp thuốc BVTV tập huấn cho nông dân và đại lý sử dụng phân bón hiệu quả và tiết kiệm. Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ thực vật còn xây dựng 175 mô hình trình diễn sử dụng phân bón và thuốc BVTV tiết kiệm, hiệu quả và tập huấn hơn 1.200 nông dân, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên toàn quốc.

Trong đó, PVFCCo là một trong những doanh nghiệp đồng hành với Cục Bảo vệ thực vật đã ký kết hợp tác thực hiện trong 5 năm (2022 – 2025) nhằm phổ biến, truyền thông rộng rãi quy trình sử dụng phân bón một cách tiết kiệm, hiệu quả, an toàn. 

  • Tags:
Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.