| Hotline: 0983.970.780

Mỗi địa phương một cơ sở giết mổ tập trung [Bài 1]: Nhiều vị trí không còn phù hợp

Thứ Bảy 28/10/2023 , 18:05 (GMT+7)

Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025, mỗi huyện, thành, thị trên địa bàn có 1 cơ sở giết mổ tập trung, nhưng mục tiêu này đang gặp thách thức.

TP. Đông Hà hiện có 2 cơ sở giết mổ tập trung tại phường 1 và phường Đông Lương. Trong đó, cơ sở tại phường 1 xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1997.

Ngoài ra, tại phường 1 còn có 3 điểm giết mổ gia cầm ở khu phố Tây Trì và khu phố 2 với 12 chủ hộ tham gia, công suất giết mổ trung bình khoảng 730 con/ngày đêm.

Được xây dựng và đi vào hoạt động sau gần 30 năm, cơ sở giết mổ tập trung phường 1 hiện đã nằm lọt thỏm giữa khu dân cư, sát trường học. Ảnh: Võ Dũng.

Được xây dựng và đi vào hoạt động sau gần 30 năm, cơ sở giết mổ tập trung phường 1 hiện đã nằm lọt thỏm giữa khu dân cư, sát trường học. Ảnh: Võ Dũng.

Còn cơ sở tại phường Đông Lương được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1999, rộng 500m2. Tại đây hiện có 6 chủ hộ giết mổ lợn và 8 chủ hộ giết mổ trâu, bò.

Cả 2 cơ sở trên được xây dựng đồng bộ nhưng hiện đều nằm lọt thỏm trong khu dân cư, hố xử lý chất thải nhỏ, xuống cấp, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Để tạm giảm áp lực về ô nhiễm môi trường, UBND TP. Đông Hà đã yêu cầu cơ sở tại phường 1 phải chuyển 50% công suất về cơ sở giết mổ tập trung phường Đông Lương, thu dọn chất thải kịp thời, đảm bảo vệ sinh, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Điều này gây khó khăn cho các hộ giết mổ gia súc, khiến cơ sở giết mổ tại phường Đông Lương cũng rơi vào tình trạng quá tải.

Ông Thái Văn Định, Trưởng Ban quản lý Cơ sở giết mổ tập trung phường 1 cho biết, các hộ tham gia giết mổ tại đây đang mong chờ cơ sở quy mô lớn do UBND thành phố đầu tư xây dựng để không còn cảnh phải chia ra giết mổ ở 2 nơi.

Mặc dù đã có quy hoạch, chủ trương đầu tư, nhưng không hiểu vì sao đến nay vẫn chưa thấy triển khai xây dựng. Không biết đến bao giờ cơ sở mới hoàn thành để có thể chuyển về đó hoạt động.

Còn tại huyện Cam Lộ, từ năm 2004 đến nay, địa phương này đã quy hoạch, xây dựng và đưa vào hoạt động 3 cơ sở giết mổ tập trung tại các xã Thanh An, Cam Chính và thị trấn Cam Lộ. Các lò mổ này có công suất giết mổ từ 10 - 30 con/ngày.

Tuy nhiên, ngoài cơ sở tại thị trấn Cam Lộ, các cơ sở giết mổ tập trung khác đều được xây dựng từ khá lâu nên cơ sở vật chất đã xuống cấp.

Các hạng mục như nền sàn, hố xử lý chất thải, rãnh thoát nước… hầu hết hoạt động không hiệu quả. Vị trí không còn phù hợp với quy định, diện tích, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giết mổ, bảo quản, hệ thống xử lý chất thải..., không đáp ứng các tiêu chuẩn về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…

Hầu hết cơ sở giết mổ tập trung tại Quảng Trị đã xuống cấp. Ảnh: Võ Dũng.

Hầu hết cơ sở giết mổ tập trung tại Quảng Trị đã xuống cấp. Ảnh: Võ Dũng.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, toàn tỉnh hiện có 12 cơ sở giết mổ tập trubg và 133 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Trong đó, chỉ có 3 cơ sở được xây dựng mới từ năm 2018. Còn lại 9 được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1996 đến trước năm 2018, phần lớn xuống cấp, không đủ diện tích và công suất giết mổ để đáp ứng nhu cầu chuyển các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn vào giết mổ.

Các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tại 9 cơ sở giết mổ tập trung đều quá tải và xuống cấp nghiêm trọng. 100% cơ sở thực giết mổ ngay trên nền xi măng. Hầu hết các cơ sở giết môt không có khu xử lý thịt và khu xử lý phụ phẩm riêng biệt; nước xả, nước thải tràn lan trên sàn...

Trong quá trình giết mổ, thịt lợn, nội tạng, phân, nước thải ... đều nằm lẫn với nhau nên việc thịt lợn bị nhiễm khuẩn là điều khó tránh khỏi.

Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đều nằm rải rác, phân tán trong khu dân cư, chủ yếu là tận dụng một phần diện tích sinh hoạt của gia đình để thực hiện việc giết mổ, diện tích không đảm bảo...

Hệ thống xử lý chất thải chưa có hoặc chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Điều này khiến công tác thống kê, quản lý và kiểm soát hoạt động giết mổ tại các cơ sở nhỏ lẻ này còn gặp rất nhiều khó khăn.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.