| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm động vật an toàn từ lò mổ: [Bài cuối] Cơ sở giết mổ tập trung ngày một đông

Thứ Hai 25/09/2023 , 13:58 (GMT+7)

Sau khi ban hành chính sách khuyến khích, Bình Định yêu cầu địa phương nào không thu hút được nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung phải tự lo…

Con hẻm 944 Trần Hưng Đạo (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) hiện đã thoát nạn ô nhiễm do những lò giết mổ động vật nhỏ lẻ gây ra. Ảnh: V.Đ.T.

Con hẻm 944 Trần Hưng Đạo (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) hiện đã thoát nạn ô nhiễm do những lò giết mổ động vật nhỏ lẻ gây ra. Ảnh: V.Đ.T.

Đón làn sóng doanh nghiệp tới đầu tư

Ở Bình Định, ngoài 6 cơ sở giết mổ động vật tập trung đã hình thành tại thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn, trong đó, có 5 cơ sở giết mổ hỗn hợp gia súc, gia cầm và 2 cơ sở chuyên giết mổ gia cầm.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, hiện đơn vị chủ đầu tư Cơ sở giết mổ động vật tập trung An Nhơn tại thị xã An Nhơn là Công ty TNHH Sản xuất chế biến thực phẩm Quy Nhơn, đã được UBND tỉnh Bình Định tiếp tục chấp thuận chủ trương tiếp tục đầu tư thêm 1 cơ sở giết mổ động vật tập trung tại thị xã Hoài Nhơn với quy mô cơ giới.

Bên cạnh đó, tại huyện Phù Cát, Công ty TNHH San Hà cũng đã được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm với quy mô 40.000 con gia cầm, 500 con gia súc và 10 tấn sản phẩm thực phẩm/ngày đêm.

Tại huyện Phù Mỹ hiện cũng đã có nhà đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh về thăm dò, chọn địa điểm để xây dựng trung tâm giết mổ động vật và chế biến thực phẩm với quy mô công suất 6.000 con heo sữa/ngày đêm để xuất khẩu.

Doanh nghiệp này sẽ vừa chăn nuôi vừa xây dựng nhà máy giết mổ, đồng thời liên kết với hộ chăn nuôi tại địa phương cung cấp heo sữa để giết mổ xuất khẩu. Huyện trung du Hoài Ân, nơi được mệnh danh là vựa heo lớn nhất miền Trung cũng đang xúc tiến xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.

Theo phân tích của ông Diệp, những cơ sở giết mổ động vật tập trung không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn mang lại lợi ích về mặt xã hội. Khi đã giải quyết được tình trạng giết mổ nhỏ lẻ tại nhà của những hộ giết mổ động vật, đồng nghĩa đã giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Đặc biệt, hiện các địa phương đang xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, khi hoạt động giết mổ động vật được quy tụ vào nhà máy giết mổ tập trung, người dân trong khu dân cư không còn ô nhiễm tiếng ồn bởi heo kêu la lúc bị mổ, không còn bị nước thải của các lò mổ nhỏ lẻ xả ra môi trường gây ô nhiễm.

Nhớ lại, lúc chưa quy tụ được, 10 lò mổ heo nằm trong con hẻm nhỏ 944 đường Trần Hưng Đạo thuộc phường Đống Đa (thành phố Quy Nhơn, Bình Định), hàng ngày từ sáng đến tối, hàng trăm hộ dân ở khu dân cư này phải chịu đựng tiếng ồn mỗi khi thương lái chở heo đến bán cho các lò mổ nằm trong con hẻm.

Ngày đó, cứ tầm 2 giờ sáng mỗi ngày, đôi tai của người dân trong khu dân cư này tiếp tục bị tiếng heo kêu tra tấn, lần này tiếng kêu của heo còn inh ỏi hơn. Đi theo sau tiếng kêu thét của lũ heo là mùi hôi, mùi tanh tưởi của máu và phân heo bốc lên.

UBND phường Đống Đa liên tục nhận đơn kiến nghị tập thể phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm âm thanh của hàng trăm hộ dân ở con hẻm 944 Trần Hưng Đạo.

“Từ khi những hộ giết mổ heo trong con hẻm 944 Trần Hưng Đạo được di dời hoạt động về cơ sở giết mổ động vật tập trung tại khu vực 3 phường Nhơn Bình (thành phố Quy Nhơn) có công suất giết mổ 500 con heo và 3.000 con gà/ngày, vấn nạn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn trong khu dân cư nói trên không còn xảy ra”, ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, chia sẻ.

Hiện, Bình Định đã có 6 cơ sở giết mổ động vật tập trung đang hoạt động tại thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn. Ảnh: V.Đ.T.

Hiện, Bình Định đã có 6 cơ sở giết mổ động vật tập trung đang hoạt động tại thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn. Ảnh: V.Đ.T.

Không lơ là công tác kiểm tra kiểm soát

Chủ trương đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã trên địa bàn phải có 1 cơ sở giết mổ động vật tập trung của UBND tỉnh Bình Định là không thể đúng đắn hơn. Từ nay đến năm 2025, nếu huyện nào không thu hút được nhà đầu tư về xây dựng cơ sở giết mổ tập trung địa phương ấy phải tự tìm nguồn lực để xây dựng.

Bởi, khi đã có cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn việc vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt động vật mới được kiểm soát chặt chẽ, thông qua những hoạt động kiểm soát lâm sàng heo sống khi mới đưa vào nhà máy giết mổ, thông qua hoạt động kiểm soát giết mổ.

Khi đã có cơ sở giết mổ động vật tập trung, ngành thú y kiểm soát được hoạt động giết mổ nhằm ngăn chặn sản phẩm động vật mất an toàn thực phẩm lưu hành trên thị trường. Ảnh: V.Đ.T.

Khi đã có cơ sở giết mổ động vật tập trung, ngành thú y kiểm soát được hoạt động giết mổ nhằm ngăn chặn sản phẩm động vật mất an toàn thực phẩm lưu hành trên thị trường. Ảnh: V.Đ.T.

Khi chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung, các hộ giết mổ động vật nhỏ lẻ trong khu dân cư còn hoạt động, ngành thú y địa phương không thể kiểm soát giết mổ, bởi nơi giết mổ nhỏ lẻ của các hộ không hợp vệ sinh ngành thú y không thể đóng dấu kiểm soát giết mổ trước khi thịt động vật ấy lưu hành trên thị trường.

Lúc ấy, ngành thú y các địa phương chỉ thực hiện các nhiệm vụ quản lý hoạt động chăn nuôi trên địa bàn, quản lý dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, quản lý việc vận chuyển động vật từ nơi khác về địa phương để phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Những địa phương đã có cơ sở giết mổ động vật tập trung nhưng công tác kiểm tra, giám sát từ hộ giết mổ đến việc mua bán thịt động vật tại các chợ cũng không thể lơ là. Hiện nay, cấp tỉnh cũng thành lập 1 đoàn công tác liên ngành để tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giết mổ động vật và mua bán thịt động vật.

Tại thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn mỗi địa phương thành lập 3 đoàn công tác liên ngành và mỗi xã, phường thành lập 1 đoàn để thực hiện công tác này. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giết mổ động vật, mua bán thịt động vật tại các chợ sẽ được duy trì trong thời gian 6 tháng, cho đến khi hoạt động giết mổ trên địa bàn thực sự đi vào quy củ.

Nhân viên thú y làm việc xuyên đêm tại cơ sở giết mổ động vật tập trung cần được hỗ trợ xứng đáng. Ảnh: V.Đ.T.

Nhân viên thú y làm việc xuyên đêm tại cơ sở giết mổ động vật tập trung cần được hỗ trợ xứng đáng. Ảnh: V.Đ.T.

Một vướng mắc còn đang tồn tại ở các cơ sở giết mổ động vật tập trung là việc trả công cho các nhân viên thú y để họ gắn kết với công việc dài lâu. Tại Cơ sở giết mổ động vật tập trung An Nhơn hiện đang có 3 chuyền giết mổ heo và 1 chuyền giết mổ gia cầm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn phải hợp đồng với 8 thú y xã, phường và thú y thôn để trực kiểm tra thú sống, kiểm soát giết mổ tại nhà máy dưới sự hướng dẫn của những các cán bộ thú y của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn.

Ban ngày, 2 nhân viên thú y hợp đồng được bố trí trực kiểm tra thú sống bên ngoài cổng nhà máy, 6 thú y viên còn lại phụ trách kiểm soát giết mổ tại 3 chuyền mổ heo và 1 chuyền mổ gia cầm hàng đêm. Hiện nay, 3 dây chuyền mổ heo mà chỉ có 4 nhân viên thú y đảm trảm trách, nên trong thời gian tới Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn phải hợp đồng thêm 2 thú y xã để đủ nhân lực phụ trách mỗi chuyền mổ heo là 2 người để thực hiện công tác kiểm soát giết mổ.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn cần phải hợp đồng thêm 2 thú y xã để đủ nhân lực làm việc tại Cơ sở giết mổ động vật tập trung An Nhơn. Ảnh: V.Đ.T.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn cần phải hợp đồng thêm 2 thú y xã để đủ nhân lực làm việc tại Cơ sở giết mổ động vật tập trung An Nhơn. Ảnh: V.Đ.T.

Công việc của các thú y viên là làm việc xuyên đêm, cả trong mùa mưa gió. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn dự kiến sẽ dùng khoản phí kiểm soát giết mổ 7.000 đồng/con heo và 200 đồng/con gà, sau khi trích 10% nộp ngân sách Nhà nước theo quy định, số còn lại sẽ hỗ trợ cho lực lượng thú y làm việc tại cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tuy nhiên, khoản phí kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm chẳng bao nhiêu, khó giữ chân những thú y viên hợp đồng với công việc tại nhà máy giết mổ.

“Theo yêu cầu của công việc, các thú y viên phải làm việc cả đêm, ban ngày phải ngủ bù nên không thể làm được việc gì khác. Trong khi ai cũng có nghề kiếm thu nhập hàng ngày, khi đã trực tại nhà máy giết mổ kể như họ bỏ việc ban ngày, trong khi thu nhập từ việc kiểm soát giết mổ tại nhà máy hàng đêm chẳng có là bao, nên sợ họ không bám trụ được với công việc”, anh Nguyễn Ngọc Thạnh, chuyên viên thú y của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn tâm sự.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm