| Hotline: 0983.970.780

Một cách làm khuyến nông mới

Thứ Hai 29/03/2010 , 10:14 (GMT+7)

Đồng hành cùng chương trình hội trại và gắn bó với nông dân trong suốt vụ lúa đông xuân 2009-2010 vừa qua, ông Đỗ Văn Hùng – Tổng Giám đốc Cty CP Phân bón Việt Mỹ đã có cuộc trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

Ông Đỗ Văn Hùng – Tổng Giám đốc Cty CP Phân bón Việt Mỹ

Lần đầu tiên hội trại nhà nông “Nông nghiệp xanh – Đồng hành cùng nông dân”, diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế ĐBSCL - Bông lúa vàng Việt Nam, từ ngày 28/4 đến 5/5/2010 tại Sóc Trăng.

Hội trại quy tụ những nông dân điển hình tiên tiến, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL về tham dự. Đồng hành cùng chương trình hội trại và gắn bó với nông dân trong suốt vụ lúa đông xuân 2009-2010 vừa qua, ông Đỗ Văn Hùng – Tổng Giám đốc Cty CP Phân bón Việt Mỹ đã có cuộc trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông, là người đồng hành với nông dân ĐBSCL trong suốt vụ lúa đông xuân 2009-2010, ông có thể chia sẻ một vài cảm nhận của mình trước khi hội trại diễn ra tại Sóc Trăng?

Trong suốt vụ lúa đông xuân 2009-2010, chúng tôi đã phối hợp cùng với BTC Hội chợ Bông lúa vàng Việt Nam tham gia chương trình hội trại nhà nông “Nông nghiệp xanh – Đồng hành cùng nông dân”. Mục đích của chúng tôi tham gia chương trình này nhằm hỗ trợ bà con nông dân sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao và bền vững. Chúng tôi đã hỗ trợ miễn phí phân bón Việt Mỹ và hướng dẫn kỹ thuật, cũng như quy trình bón phân tại đồng ruộng cho nông dân để đạt hiệu quả cao nhất. Sau đó, chúng tôi tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ để so sánh hiệu quả giữa cách làm theo tập quán của nông dân với cách làm mới để đối chứng.

- Ông có thể nói rõ hơn về cách làm mới cũng như hiệu quả đem lại cho nông dân tham gia chương trình này trong vụ lúa đông xuân vừa qua?

Mỗi tỉnh, thành khu vực ĐBSCL chúng tôi được ngành nông nghiệp giới thiệu 9 nông dân sản xuất giỏi. Sau đó, trong 9 nông dân này chọn ra 1 hoặc 2 nông dân đại diện làm các điểm trình diễn bón phân Việt Mỹ trong vụ lúa đông xuân với diện tích từ 0,5 đến 1ha. Nông dân thực hiện điểm trình diễn trực tiếp ký hợp đồng kinh tế kỹ thuật với chúng tôi. Nếu năng suất tại điểm làm trình diễn thấp hơn ruộng lúa đối chứng, chúng tôi sẽ đền bù tất cả thiệt hại cho nông dân. Đến nay, qua tổng kết các ruộng lúa của nông dân tham gia chương trình, năng suất lúa đều cao hơn và giảm rất nhiều chi phí phun xịt thuốc. Trong kỳ hội trại tới đây, chính những nông dân tham gia điểm trình diễn sẽ báo cáo kết quả đạt được để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

Tôi nghĩ đây là một cách làm khuyến nông mới và rất hay cho nông dân hiện nay. Nông dân không chỉ suốt ngày biết sản xuất ngoài đồng ruộng, hoặc dự hội thảo mà còn cần đi giao lưu tại các hội trại để cùng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với nhau. Tại hội trại nhà nông “Nông nghiệp xanh – Đồng hành cùng nông dân” tới đây, bà con nông dân còn có dịp tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc BVTV, tiêu thụ hàng nông sản. Tại hội trại này còn có nhiều cuộc thi hấp dẫn dành cho nông dân như: Thi tiếng hát nông dân, thi thuyết trình, thi gánh lúa đường xa, thi tát nước gàu dai… Tôi nghĩ, sau những ngày lao động cực nhọc, hội trại nhà nông “Nông nghiệp xanh – Đồng hành cùng nông dân” sẽ là những ngày nghỉ ngơi và sân chơi thú vị của nông dân.

- Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Kon Tum ưu tiên thu hút các dự án chăn nuôi công nghệ cao

Tỉnh Kon Tum chú trọng thu hút các dự án chăn nuôi công nghệ cao, quy trình khép kín từ khâu sản xuất, con giống đến chế biến, phân phối sản phẩm ra thị trường.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.