| Hotline: 0983.970.780

Một vài hiến kế cho ngành SX lúa gạo trước tình hình hạn mặn

Thứ Ba 05/04/2016 , 08:20 (GMT+7)

Nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp có thể tìm thấy trong thực tế và đời sống, giải pháp khắc phục, công đầu là của bà con nông dân, nhưng hạn chế trong mô hình ở phạm vi hẹp. Vấn đề là ở chỗ tìm được cách để khả thi trong đại trà, cách làm thế nào, hơn là nên làm cái gì.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trước tình hình khô hạn gay gắt trong mùa khô 2016 thể hiện ở những hoạt động quyết liệt của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và nhiều thành viên trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, nhằm chỉ đạo giảm nhẹ tác hại của thiên tai, nhất là hạn mặn ở ĐBSCL, vựa lúa của cả nước.

Về mặt khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cần bàn thảo cụ thể hóa cho từng khâu canh tác, từng vùng sinh thái, kể cả những biện pháp tình thế và giải pháp lâu dài.

Nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp có thể tìm thấy trong thực tế và đời sống, giải pháp khắc phục, công đầu là của bà con nông dân, nhưng hạn chế trong mô hình ở phạm vi hẹp. Vấn đề là ở chỗ tìm được cách để khả thi trong đại trà, cách làm thế nào, hơn là nên làm cái gì.

Ví như vấn đề sản xuất lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung vùng ven biển chịu ảnh hưởng như thế nào, chứ không thể lấy điều kiện sinh thái canh tác nước ngọt áp đặt cho vùng mặn, và ngược lại, không thể lấy sinh thái nước mặn áp đặt cho vùng ngọt.

GS.TS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Đại biểu Quốc hội, có nhiều bài viết, nhiều phát biểu về vấn đề này, bao gồm cả một số ý kiến trái chiều, như về mô hình nông nghiệp thông minh tôm – lúa ở Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau...

Thông minh vì muốn nuôi được tôm phải làm lúa hữu cơ sạch có giá xuất khẩu cao; ngược lại, sau mùa tôm sẽ tạo điều kiện tốt cho lúa, có nhiều chất dinh dưỡng sạch hơn, hay giảm thiểu đến mức không cần chất hóa học, không cần bón phân hóa học và dùng thuốc sát trùng.

Về vấn đề sản xuất tôm lúa vùng ven biển, Bộ NN-PTNT đã tổ chức nhiều hội thảo. Mô hình này tuy đã chứng minh bằng kết quả sản xuất, nhưng chưa mở rộng được vì còn nhiều rào cản về công nghệ, vốn đầu tư, về đầu ra và tổ chức sản xuất theo ngành hàng hợp lí.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có nói, vấn đề quan trọng nhất là làm sao để thu nhập thuần của bà con nông dân trên đơn vị diện tích cao, chứ giá 1 tấn gạo cao mà năng suất lúa thấp, đầu tư cao, thì bà con đâu có lợi!   

Về phát triển một nền nông nghiệp thích nghi, trước hết cần quan tâm hơn nữa việc khảo sát điều tra thống kê cây trồng, như cây ăn củ, cây rừng lấy gỗ và nông sản, hay cây nông lâm lương thực thực phẩm. Trên cơ sở của hoạt động khảo sát điều tra này đề xuất hoặc khẳng định hướng nghiên cứu phát triển, những đề tài, dự án.

Tập đoàn cây ăn củ gồm hàng chục loài với hàng trăm giống, trong đó có những giống thích hợp với đất tốt, đất xấu, nặng nhẹ, hạn, úng; ở vùng  khác nhau: đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển. Ở diện tích tập trung thành vùng sản xuất hàng hóa, ở diện tích nhỏ lẻ phân tán, như trồng ven ao hồ mương máng, bên bờ rào, dưới bóng râm, trên sườn núi đất, hốc núi đá, ở những mảnh đất đầu thừa đuôi thẹo.

Với những đặc tính của tập đoàn cây ăn củ trên, khi khí hậu biến đổi phức tạp hơn, thì cũng dễ tuyển chọn ra một tập đoàn có tính thích nghi cao với từng điều kiện. Khả năng cao về thích ứng nhanh với biến đổi khí hậu toàn cầu, không chỉ do sự hiện hữu của nhiều loài nhiều giống, mà bộ phận ăn được phần lớn là phát triển dưới mặt đất như khoai môn, khoai sọ, khoai bông, sắn dây, dong riềng, khoai mỡ, củ từ gai, củ từ lông, củ mỡ trắng, củ mỡ  tím, củ vạc hương… Một số dưới mặt nước (củ ấu, củ co...). Ba loại cây được sản xuất rộng nhất là khoai lang, sắn và khoai tây, chiếm tới gần một triệu ha.

Trong rừng cây nông lâm nghiệp, có cây rừng lương thực thực phẩm, có nhóm cây rừng cho hạt chứa mỡ, chứa đạm với tỷ lệ rất cao, như cây hồ đào hay óc chó có hàm lượng protid 11,05%, lipid 41,98%; cây mắc ca có chất béo tới trên 78%. Cây điều hay đào lộn hột phát triển ở vùng đất nhẹ Bình Phước và nơi có điều kiện, có bộ rễ cắm sâu và “ôm” chặt mặt đất. Hạt điều với 100g, nhân chứa  glucid 28,7g, protid 18,4g, lipid 46g.  

Nhóm cây cho sản phẩm làm chất để uống như cây cà phê, chè, trôm, ươi… Ở vùng núi Hà Giang có những cây chè tuyết Shan cổ thụ; ở Yên Bái, Bắc Kạn có nhiều đồi chè tuyết Shan 100 – 300 năm tuổi. Những đồi chè ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lâm Đồng trồng theo đường đồng mức rất đẹp mắt.

Nhóm cây rừng cho nông sản chứa nhiều loại sinh tố, chất xơ và chất khoáng là nhiều loại cây ăn quả như bưởi, xoài, mít, hồng. Phần lớn cây trong nhóm này có thân cây, tán lá, bộ rễ đạt tiêu chí cây rừng. Một ví dụ, cây xoài được trồng ở nhiều vùng trong cả nước, có cây đạt tiêu chí cây rừng xuất sắc, như cây “xoài cụ” ở cách TP Bạc Liêu độ 7 km, đã hơn 300 tuổi, cao chừng 20 m, gốc to khoảng 4 người ôm, với tán tỏa bóng mát rộng đến 300 m2.

Nhóm cây cho rau sạch đặc sản, như “rau sắng chùa Hương”, cây cao vài chục mét, đường kính 20-30 cm, mọc trên núi đá cao từ 100 m trở lên so với mặt biển. Hàm lượng dinh dưỡng trong rau rất cao, riêng đạm protid đến 7 – 8%, nấu canh ăn ngọt như nêm mì chính. Những cây khác như chùm ngây, lá cách...

Nhà xuất bản Nông nghiệp vừa xuất bản và phát hành cuốn “Cây cảnh làm rau có vị thuốc thường gặp”, sách giới thiệu 210 cây hội đủ 3 chức năng trên/cây, lại thích ứng với biến đổi khí hậu, trước hết vì có cả chục loài (lúa trồng chỉ 1 loài oryzea sativa), với rất nhiều giống thích hợp với nhiều điều kiện tự nhiên và xã hội.

Rút ngắn thời gian chiếm ruộng lúa bằng giống và kỹ thuật trồng trọt là một cách dễ dàng thích nghi với sự “đỏng đảnh” của khí hậu. Đối với sản xuất lúa, cần đẩy mạnh phục tráng và tạo chọn giống lúa chín sớm.

Theo TS Đoàn Mạnh Tường, GĐ Trung tâm Chuyển giao tiến bộ KHKT (Viện Lúa ĐBSCL): Căn cứ vào khuyến cáo của Cục Trồng trọt và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Viện đã tổ chức sản xuất các giống lúa đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa hàng hóa, ứng phó với biến đổi khí hậu, khô hạn, xâm nhập mặn, dịch hại... Viện cũng có một số giống chịu phèn, chịu mặn tốt như AS 996, OM 2395, OM 2517, OM 6677, OM 9921, OM 576, OM 6976...

Cấy lúa có thể giảm thời gian vụ lúa chiếm ruộng gần bằng tuổi mạ. Nông dân huyện Bình Chánh, Nhà Bè (TP.HCM) khi xưa làm lúa mùa bằng giống Đốc Phụng, Trắng Chùm, Nàng Loan, Huyết Rồng đã phải gieo mạ ở nơi khác, tuổi mạ tùy giống và có giống tới vài tháng, khi nước rút thì chuyên chở mạ về cấy tay, cấy nọc, có khi phải cấy đến hai lần, tuổi mạ đến 80 – 90 ngày.

Ở vùng ven biển như Cà Mau nay cũng bị hạn mặn, khi trước cũng có tập quán trên. Ngày nay, với giống lúa cao sản ngắn ngày, có những kĩ thuật khác, như làm mạ sân, mạ vỉ, cấy tay, cấy máy, cấy quăng ném.          

Đã có nhiều mô hình, trong đó có mô hình do Viện Lúa ĐBSCL cùng cán bộ và nông dân thực hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh vào những năm 1990 và đầu 2000. Giống lúa sử dụng là OMCS21, OMCS2000, IR50404, có thời gian sinh trưởng trên 80 đến 90 ngày. Làm mạ vỉ, tuổi mạ 14 ngày cấy tung ném. Thời gian vụ lúa chiếm ruộng có khoảng 2 tháng rưỡi, năng suất hạt vẫn đạt 6 – 8 tấn thóc/ha.

Chuyển đổi, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp bằng sử dụng những loài cây trồng vật nuôi với kỹ thuật tiến bô thích hợp sẽ có thể có thu nhập cao hơn và bền vững cho các hộ nông dân. Xin giới thiệu 2 mô hình để cùng suy ngẫm:

- Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) trước đổi mới (1986) thuộc vùng trồng lúa mùa 1 vụ/năm trên khoảng 7.000 ha (trước là Nông trường Sông Hậu), độc canh lúa mùa giống mùa địa phương Trắng Chùm, Trắng Tép... 2 đến 3 tấn/ha/năm. Nay đã tái cơ cấu thành đa dạng hóa nông nghiệp, tổng thu nhập về lúa dù đã dùng giống cao sản ngắn ngày vẫn thấp nhất. Phần lớn diện tích lúa đã chuyển sang thủy sản, chăn nuôi, cây ăn quả và mầu cao gấp khoảng 3-4 lần lúa.

- Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (thuộc Viện Chăn nuôi - Bộ NN-PTNT) đưa vào nuôi thành công giống vịt biển 15, giống vịt đầu tiên có thể sống trên biển, uống nước biển. Anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đã nuôi thành công 100 con, đang phát triển thành mô hình 1.000 con, đã có nhiều nơi liên hệ mua giống.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất