| Hotline: 0983.970.780

Mù Cang Chải liên tiếp xảy ra cháy rừng

Thứ Năm 22/02/2024 , 21:46 (GMT+7)

YÊN BÁI Từ ngày 19 - 20/2, tại huyện Mù Cang Chải đã xảy ra 3 vụ cháy làm thiệt hại hơn 13 ha rừng. Nguy cơ cháy rừng đang ở mức cực kỳ nguy hiểm.

Huyện Mù Cang Chải liên tiếp xảy ra 3 vụ cháy làm thiệt hại 13 ha rừng các loại.

Huyện Mù Cang Chải liên tiếp xảy ra 3 vụ cháy làm thiệt hại 13 ha rừng các loại.

Cụ thể, vào lúc 15h30 ngày 19/2 tại khu rừng Nả Hán, xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã xảy ra vụ cháy làm 3ha rừng tự nhiên bị thiệt hại. Cùng ngày, vào 18h30 tại bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề đã xảy ra vụ cháy làm thiệt 1 ha rừng trồng. Tiếp đó, vào lúc 15h ngày 20/2, tại khu rừng Đề Rua giáp ranh giữa xã Chế Tạo và Lao Chải đã xảy ra vụ cháy làm thiệt hại 9ha cỏ lau lách.

3 vụ cháy liên tiếp đã làm thiệt hại 13 ha, chủ yếu là rừng trồng, cỏ lau lách, rừng tái sinh và một số diện tích rừng tự nhiên.

Hơn 800 người tham gia chữa cháy rừng đã kịp thời dập tắt các đám cháy ngay trong ngày, không để lan rộng.

Hơn 800 người tham gia chữa cháy rừng đã kịp thời dập tắt các đám cháy ngay trong ngày, không để lan rộng.

Ngay sau khi xảy ra các vụ cháy, huyện Mù Cang Chải đã huy động hơn 800 người tại các địa phương gồm: người dân, lực lượng dân quân, kiểm lâm, công an, quân đội tham gia cứu hộ, dập lửa. Do đó, cả 3 vụ cháy rừng trên đều được dập tắt ngay trong ngày, không để lan rộng.

Theo ông Trần Xuân Dưỡng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho biết, nguyên nhân dẫn đến cháy rừng là do thời tiết khô hanh, gió lớn cộng với thảm thực bì dày do cây tầng thấp chết trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua khiến đám cháy lan rộng.

Hiện nay, nhiều khu vực ở Mù Cang Chải có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức cực kỳ nguy hiểm.

Hiện nay, nhiều khu vực ở Mù Cang Chải có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức cực kỳ nguy hiểm.

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đang xuất hiện nắng nóng, khô hanh, đây đang là thời điểm người đang xử lý thực bì để canh tác nương rẫy. Chính vì vậy, cùng với việc điều ra, xác minh làm rõ các vụ cháy rừng, huyện Mù Cang Chải khuyến nghị người dân, nhất là đồng bào ở gần rừng nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng. Củng cố, kiện toàn ban chỉ huy phòng chống chữa cháy rừng từ huyện đến xã. Xác định rõ các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao để tổ chức phương án trực và huy động lực lượng chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ”.

Đối với các khu vực có nguy cơ cháy rừng ở mức nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm phải tổ chức lực lượng trực 24/24 giờ; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, dụng cụ, hậu cần để ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 6] Lối đi nào cho chăn nuôi nông hộ?

Lựa chọn khôn ngoan của các nông hộ nhỏ là xây dựng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, hữu cơ, gắn với các giống bản địa, đặc sản để khai thác thị trường ngách.

Xuất hiện ổ dịch vì mua giống trôi nổi trên mạng

ĐỒNG NAI Ngành chăn nuôi và thú y Đồng Nai chủ động triển khai kế hoạch phòng, chống dịch ngay từ đầu năm, việc duy trì vùng chăn nuôi an toàn cũng được chú trọng.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc: [Bài 4] Nhà máy 'đói kén'

Nhà máy ươm tơ tằm có công suất chế biến hơn 1.000 tấn/năm đang thiếu nguyên liệu sản xuất, phải đặt đầu mối thu gom ở nhiều tỉnh phía Bắc nhưng vẫn gặp khó khăn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Hơn 185 chuyên gia, nhà nghiên cứu dự hội thảo quốc tế về công nghệ biển

KHÁNH HÒA Hội thảo quốc tế về khoa học, công nghệ biển và thủy sản lần thứ 5 thu hút hơn 185 đại biểu tham gia, trong đó có hơn 35 đại biểu quốc tế.