| Hotline: 0983.970.780

Mường Lát trong mây mù

Thứ Ba 29/07/2008 , 08:00 (GMT+7)

Huyện Mường Lát cách TP Thanh Hoá khoảng 300 km. Đây là huyện miền núi có 100 km đường biên giới với nước bạn Lào. Mường Lát hiện có 7 xã và một thị trấn, dân số 5.000 hộ với 34.000 nhân khẩu phân bổ cho 6 dân tộc anh em. Trong đó đồng bào Mông chiếm gần 50%, số còn lại là người dân tộc Thái, Khơ Mú, Dao, Mường, Kinh. Đời sống đồng bào nơi đây còn vô cùng khó khăn...

Bài 1: Miền đất hoang vu... 

Đói quanh năm

Con đàn cháu đống đi đôi cái đóiNhà ông Thao Chống Lâu - Trưởng bản Kéo Té thuộc xã Pù Nhi nằm thoai thoải bên một ngọn đồi. Trong căn nhà tuềnh toàng ấy, chẳng có gì đáng giá ngoài mấy cái xoong nồi, bát đĩa, dao rựa, gùi đựng ngô. Bảy đứa con của ông đang đi làm rẫy. Trưởng bản Lâu cho hay, cả bản có 40 hộ với 242 nhân khẩu. Hiện giờ chủ yếu ở nhà là phụ nữ. Đa phần nam giới bị bắt do nghiện ngập và buôn bán ma tuý. Đói nghèo nên lũ trẻ ít được đi học, cả bản chỉ có 42 em đi học từ mẫu giáo cho đến lớp 4 mà lại thường xuyên ốm đau.

Trưởng bản Lâu là đại biểu HĐND xã nên ông hiểu được tâm tư nguyện vọng của dân. Ông nói: “Dân bản đói quanh năm. Mỗi năm giỏi lắm có 1- 3 tháng được ăn cơm, thời gian còn lại ăn sắn, ngô và củ mài. Đã thế lại sinh nhiều con nữa”.

THEO DÒNG...

Trước khi cụ Già Thị Sống  làm vợ lẽ bố ông Lâu thì cũng đã có 7 người con riêng.  Hai cậu con trai đẻ cho cụ 21 đứa cháu nội. Đời sống của các con cụ cũng "rách" lắm. Nước ta tự hào xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, nhưng nhìn đời sống khó khăn của đồng bào nơi đây, chắc hẳn không ai không khỏi chạnh lòng.

Nhà anh Thao Chá Pó heo hút bên sườn núi, gió lồng lộng vào nhà vì bốn phía được bao bọc bằng phên nứa. Nền nhà lô nhô. Giường nằm cho vợ và các con được kê lên từ những miếng gỗ. Anh Pó sinh năm 1966, vợ anh - chị Chá Thị Mo ít hơn anh một tuổi. Chung sống với nhau từ năm 1983 đến nay, anh chị có được 13 mặt con. Đứa con út sinh năm 2007. Hỏi có tiếp tục sinh nữa không? Pó trả lời: Không biết nữa.

Đứa con trai trùng với tên bố là Thao Va Pó ngồi bên cạnh nói thật: “Không biết rồi bố mẹ có sinh thêm em nữa không chứ hai người vẫn nằm chung giường, mà mẹ em thì còn muốn đẻ lắm”. Thao Va Pó sinh năm 1989 "lên chức" bố khi đang học giở phổ thông. Pó nghỉ học vì vợ mang bầu nên phải kiếm tiền để nuôi vợ và con. Ngoài Va Pó thì anh trai Thao Văn Chứ sinh năm 1984 hiện cũng đã có hai đứa con và chị gái Thao Thị Xi sinh năm 1987 cũng đã lấy chồng năm 2003. Chị Xi hiện nay cũng đã có con bồng, con bế...

Anh Thao Chá Pó bày tỏ nguyện vọng được Nhà nước xây dựng thêm mương dẫn nước vào cho bản. Nếu có mương thì anh Pó sẽ sản xuất được khoảng 1ha lúa nước. Như thế sẽ cải thiện được phần nào đời sống của gia đình anh. Nguyện vọng của anh Pó cũng là tâm nguyện của bà con nơi đây. Bởi lẽ cả 40 hộ của bản Kéo Té đều sống nhờ nương rẫy, quanh năm chỉ trồng được ngô và lúa rẫy nên năng suất không cao. Nhà anh Pó làm khoảng 20 sào lúa rẫy, mỗi năm chỉ thu hoạch được có 1 vụ, năng suất đạt 300 cum (1 cum tương đương với 3 kg). Vậy là vụ lúa được mùa, nhà anh Pó thu hoạch được 900kg. Ngoài ra nhà anh Pó còn làm 1ha ngô cho thu hoạch mỗi năm 4 tạ nữa. Số lúa và ngô ấy, được anh tằn tiện chia đều cho mọi sinh hoạt quanh năm của 12 nhân khẩu hiện đang sống trong nhà của mình. Nhưng, số người được như gia đình anh Pó chỉ đếm trên đầu ngón tay...

Tập tục lạc hậu

Anh Thao Chá Pó bên ngọn đèn dầu leo lắt và hai đứa con nhỏỞ Mường Lát khi có người chết, gia đình thường giết mổ trâu, bò để làm ma. Xác người chết không được đặt trong quan tài mà để trên một tấm phên làm bằng nứa, tre. Có những dòng họ quan niệm phải chọn được ngày tốt rồi mới đưa đi chôn cất nên không ít xác chết đã chảy nước, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của mọi người. Hay khi có người đến viếng thì phải nhai một miếng cơm cùng với thức ăn rồi đưa vào miệng cho người chết.

Đám cưới thì vẫn giữ tập tục cũ. Một gia đình ở bản Poom Khuông, xã Tam Chung kể rằng, khi cưới vợ cho con trai bị nhà gái yêu cầu phải có lễ cưới với số tiền lên tới 7 triệu đồng tiền mặt. Ngoài ra còn phải mang đến thịt lợn, gạo nếp, gạo tẻ, rượu đến cho nhà gái sau đó mới được rước cô dâu về. Phía nhà trai thì tổ chức làm thịt trâu bò, ăn uống trong 2- 3 ngày….

Một vấn đề cũng đáng được quan tâm, đó là các đối tượng xấu lợi dụng tập tục cướp vợ của đồng bào nơi đây nên đã tìm cách cướp con gái đưa bán sang Trung Quốc. Nhiều người đã thoát được về nhờ sự giúp đỡ của lực lượng biên phòng.

Hay như quan niệm, nhà nào có sự kiện gì quan trọng như sinh đẻ chẳng hạn thì dùng một lá cây cắm trước cửa nhà. Cả ngày hôm đó không được ai vào, bởi nếu vào là làm hại đến cả gia đình họ. Theo Thiếu tá Phan Văn Thân - Đồn phó đồn biên phòng 493 thì đã có trường hợp lợi dụng tập tục đó để lén lút tổ chức hút hít, tiêm chích, buôn bán trao đổi thuốc phiện và hàng quốc cấm... (Còn nữa)

Nạn tảo hôn ở Mường Lát đang diễn ra tràn lan. Cưới không đăng ký kết hôn, sinh con không làm giấy khai sinh. Bà Phạm Thị Huế - Chủ tịch Hội LHPN huyện cho hay, đồng bào Mông có quan niệm đẻ lúc nào hết trứng thì thôi. “Cái ấy” chỉ duy nhất chồng được biết nên không thể tiến hành đặt vòng tránh thai được. Người ít học đẻ nhiều đã đành, người lắm chữ cũng đẻ không ít. Thầy giáo Hồ Văn Chía ở bản Na Tao có tới 22 người con.

 

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên vùng biên cương

Quảng Bình Bà con dân tộc trên vùng miền núi huyện Bố Trạch đã có thêm cái tết ấm áp khi chương trình 'Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản' đến với bà con.