| Hotline: 0983.970.780

Mỹ 'đan lưới' bủa vây Trung Quốc: [Bài 3] Tấn công trực diện

Thứ Năm 24/09/2020 , 06:10 (GMT+7)

Những cuộc đối đầu gần đây giữa Washington và Bắc Kinh có thể báo hiệu một sự thay đổi rộng rãi hơn trong cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc...

Thay đổi về chính sách ngoại giao

Kể từ đầu nhiệm kỳ Tổng thống của Trump vào năm 2017, đã có những người theo tư tưởng cứng rắn trong chính quyền thúc giục hành động cứng rắn hơn chống lại Bắc Kinh.

Ryan Hass, Giám đốc nghiên cứu Trung Quốc trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ giai đoạn 2013 - 2017, phân tích: “Một khuôn mẫu dường như đã được áp dụng, với việc Trung Quốc thực hiện những hành động mà Hoa Kỳ thấy là chống đối, Hoa Kỳ đáp trả một cách trừng phạt, và sau đó là Trung Quốc trả đũa theo kiểu ăn miếng trả miếng”.

Tổng thống Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc, áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa. Bắc Kinh đáp trả bằng hiện vật, đưa ra các hình phạt tương tự đối với các sản phẩm do Mỹ sản xuất.

Không chỉ chính quyền Trump, ngày càng có nhiều người Mỹ nhìn Bắc Kinh với thái độ hoài nghi. Một cuộc thăm dò gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 73% người Mỹ nhìn nhận Trung Quốc một cách tiêu cực, mức cao nhất trong 15 năm qua.

Vào tháng 3/2020, chính quyền Trump cho biết chỉ có tối đa 100 công dân Trung Quốc có thể làm việc cho 5 cửa hàng thuộc sở hữu của Bắc Kinh ở Mỹ. Nhiều tuần sau, Trung Quốc trục xuất các nhà báo Mỹ của New York Times, Washington Post Wall Street Journal khỏi nước này.

Chính quyền ông Tập cũng buộc các cơ quan khác, cụ thể là Đài tiếng nói Hoa Kỳ và Tạp chí Time, phải cho chính phủ biết cách họ hoạt động ở Trung Quốc.

Tới tháng 6/2020, Trump ký Đạo luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ thành luật. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc các quan chức Trung Quốc đã bắt người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương để tra tấn, lạm dụng và cố gắng xóa bỏ văn hóa và tôn giáo của họ.

Mỹ đã viện dẫn điều đó và các luật khác để trừng phạt một số công ty và cá nhân Trung Quốc - nổi bật nhất là Chen Quanguo. Theo SCMP, ông Chen là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị chính quyền Mỹ áp lệnh trừng phạt.

Ông là một trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc - cơ quan quyền lực nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cuối tháng 7/2020, Trump ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán của Trung Quốc ở Houston vì chính quyền cho rằng Bắc Kinh chủ yếu sử dụng nó để do thám Mỹ.

Điều đó khiến ông Tập đáp trả bằng cách đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, nơi có ý nghĩa sống còn đối với nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc theo dõi Tân Cương.

Cùng với việc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Vũ Hán bị đóng cửa do virus Corona, chính quyền Trump hiện có ít nhà ngoại giao hơn để giám sát Trung Quốc và ngăn chặn các mối quan hệ song phương đang trở nên tồi tệ hơn.

Jacob Stokes, thuộc Viện Hòa bình Hoa Kỳ, cho biết: “Vòng xoáy đi xuống đang gia tăng tốc độ. Quan hệ song phương đang hạ xuống độ sâu mới mỗi ngày".

Thay đổi về quân sự

Hôm 16/9/2020, ông Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ với một loạt các tàu, tàu ngầm và phi cơ không người lái, nhằm đối đầu với thách thức hàng hải ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Một cuộc rà soát toàn diện về sức mạnh hải quân của Mỹ được mệnh danh là "Future Forward" đã vạch ra kế hoạch "thay đổi cuộc chơi" - mở rộng hạm đội trên biển của Mỹ lên hơn 355 tàu, từ 293 chiếc hiện tại.

Kế hoạch đòi hỏi phải bổ sung hàng chục tỷ USD vào ngân sách của Hải quân Mỹ từ nay đến năm 2045, nhằm duy trì ưu thế so với các lực lượng hải quân Trung Quốc.

Bộ trưởng Esper nhắc lại rằng Trung Quốc là mối đe dọa an ninh hàng đầu của Mỹ và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, là "đối tượng ưu tiên" của quân đội Mỹ.

Ông nói: “Khu vực này không chỉ quan trọng vì là trung tâm giao thương và thương mại toàn cầu, mà còn là tâm điểm của cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc với Trung Quốc”.

Một báo cáo của Lầu Năm Góc về Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được công bố vào đầu tháng này cho biết Bắc Kinh có hạm đội hải quân lớn nhất thế giới với 350 tàu chiến và tàu ngầm.

Tuy nhiên, ông Esper cũng nhấn mạnh, hải quân Trung Quốc thua kém về sức mạnh và năng lực so với Hoa Kỳ.

Mặt trận công nghệ

Chính quyền Trump đã cấm WeChat và ứng dụng chia sẻ video TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng của Hoa Kỳ bắt đầu từ đêm 20/9/2020.

TikTok có khoảng 100 triệu người dùng ở Hoa Kỳ và WeChat có trung bình 19 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Hoa Kỳ, công ty phân tích Apptopia cho biết vào đầu tháng 8/2020.

Các lệnh cấm, được công bố vào ngày 18/9/2020, chỉ ảnh hưởng đến các bản tải xuống và cập nhật mới và ít khắc nghiệt hơn dự kiến, đặc biệt là đối với TikTok.

WeChat, một ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội và thanh toán điện tử tất cả trong một, phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng hơn.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley nói trên Twitter: “Đây là một bước đi đúng đắn - giảm bớt áp lực lên Bắc Kinh, bảo vệ người Mỹ”.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đã “đuổi cùng giết tận” Huawei khi cấm các công ty cung cấp cho Huawei bất kỳ chất bán dẫn nào được sản xuất bằng thiết bị hoặc phần mềm thiết kế do Mỹ sản xuất.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm