| Hotline: 0983.970.780

Mỹ mua dầu thô trực tiếp từ Nga bất chấp lệnh cấm

Thứ Sáu 12/01/2024 , 14:29 (GMT+7)

Chỉ riêng trong tháng 11/2023, Mỹ được cho là đã mua gần 10.000 thùng dầu thô trong danh mục chịu lệnh cấm nhập khẩu từ Nga.

Các bể chứa dầu thô tại kho dự trữ Cushing, Oklahoma, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Các bể chứa dầu thô tại kho dự trữ Cushing, Oklahoma, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Theo dữ liệu thống kê ngoại thương của Mỹ, Washington đã tiếp tục mua dầu của Moskva, bất chấp việc ủng hộ mạnh mẽ các lệnh trừng phạt chống Nga cũng như lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga từ đầu năm 2022.

Theo báo cáo, Mỹ đã nhập khẩu gần 10.000 thùng dầu thô của Nga, trị giá 749.500 USD, vào tháng 11/2023. Mặc dù các lệnh trừng phạt của Washington quy định cấm nhập khẩu dầu từ Nga, họ vẫn cho phép một số giao dịch theo giấy phép đặc biệt của Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính.

Hoạt động nhập khẩu trong tháng 11/2023 được cho là lần đầu tiên Mỹ mua dầu trực tiếp từ Nga kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực. Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Global Witness dựa trên dữ liệu theo dõi tàu biển Kpler, Mỹ trước đó vẫn mua dầu thô của Nga qua các nước thứ ba.

Cơ quan cố vấn này phát hiện rằng trong 3 quý đầu năm 2023, Mỹ đã nhập khẩu 30 triệu thùng nhiên liệu từ các nhà máy lọc dầu chạy bằng dầu của Nga. Các giao dịch này được thực hiện thông qua cơ chế “lỗ hổng lọc dầu”, cho phép dầu Nga đi vào thị trường Mỹ sau khi được vận chuyển ra khỏi Nga và được tinh chế.

Bên cạnh lệnh cấm vận của Mỹ, dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga cũng phải chịu mức giá trần của nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU) từ cuối năm 2022. Những nước tham gia trừng phạt đã cấm các công ty phương Tây cung cấp bảo hiểm và dịch vụ khác cho các chuyến hàng dầu thô của Nga, trừ khi hàng hóa đó được mua ở mức giá bằng hoặc thấp hơn giá trần 60 USD/thùng. Các sản phẩm dầu mỏ khác của Nga cũng bị áp đặt biện pháp kiểm soát giá tương tự.

Mức giá trần này phải đến tháng 10/2023 mới được thực thi, khi Mỹ bắt đầu lấp các lỗ hổng cơ chế bằng cách xử phạt các tàu chở dầu và các công ty hàng hải bị nghi ngờ vận chuyển dầu của Nga vượt quá giới hạn giá do G7 và EU đặt ra.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thị trường, những hạn chế mới khó thể trở thành trở ngại nghiêm trọng đối với hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga. Bất chấp nhiều hạn chế, xuất khẩu dầu của Nga năm 2023 vẫn đạt khoảng 250 triệu tấn, cao hơn 7% so với năm 2021, trước cuộc xung đột Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm