| Hotline: 0983.970.780

Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, các cường quốc ra sức giữ

Thứ Năm 10/05/2018 , 11:05 (GMT+7)

Quyết định rút khỏi gói thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump do Tehran ký với nhóm P5+1 hồi năm 2015 vào cuối ngày 8/5 (sáng sớm 9/5 giờ Hà Nội) khiến cộng đồng quốc tế lại lên cơn sốt.

EU nỗ lực giải cứu

Theo BBC, ngay sau tuyên bố của ông Trump, cả Anh, Pháp và Đức đều lên tiếng chỉ trích quyết định từ Washington, đồng thời cho rằng việc đơn phương rút lui của Mỹ không làm cản trở những cam kết trước đây cũng như xóa bỏ các nỗ lực ngoại giao kéo dài suốt 15 năm qua nhằm ngăn chặn Iran phát triển bom hạt nhân.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký tuyên bố rút khỏi cam kết JCPOA

Ba nhà lãnh đạo phương Tây cũng cam kết sẽ thảo luận với Nga và Trung Quốc tiếp tục theo đuổi và duy trì gói thỏa thuận đã ký kết với Iran. Trong một bản tuyên bố chung phát đi hôm qua, cả Pháp, Đức và Anh đều kêu gọi Iran duy trì thỏa thuận. "Chúng tôi khuyến khích Iran kiềm chế trong phản ứng với Mỹ. Iran phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận", lãnh đao ba nước tuyên bố.

Hãng AFP dẫn lời các nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng, sự ổn định của toàn bộ Trung Đông đang bị đe dọa, bởi việc cho phép Tehran tiếp tục xây dựng vũ khí hạt nhân chắc chắn sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang với các nước láng giềng. Bởi trước đó, Tehran đã không giấu giếm tham vọng khi can thiệp vào Syria để hậu thuẫn cho Tổng thống Bashar Al-Assad và hỗ trợ phiến quân chống lại Arab Saudi ở Yemen. Và hơn nữa, căng thẳng Iran-Israel tiếp tục gia tăng sau khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel.

Trên thực tế thì ngay sau tuyên bố của ông Trump, phản ứng lại, Iran đã tuyên bố sẽ tái khởi động các hoạt động làm giàu uranium một khi bản thỏa thuận P5+1 không được giải cứu. Phát biểu trong một thông báo, Tổng thống Hassan Rouhani nói: "Tôi đã ra lệnh cho Bộ Ngoại giao đàm phán với các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga trong tuần tới đây xung quanh vấn đề này. Nếu chúng tôi đạt được mục tiêu thì có nghĩa bản thỏa thuận vẫn tồn tại".
 

Ông Trump lại hứng chỉ trích

Trước đó, theo Reuters, trong bài phát biểu được truyền trực tiếp từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Washington sẽ tái áp đặt trừng phạt kinh tế lên Iran nhằm làm suy yếu thỏa thuận một bên kinh khủng mà đáng ra không bao giờ được ký.

"Tôi tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Chúng ta không thể ngăn Tehran chế tạo bom hạt nhân với cơ cấu mục ruỗng của thỏa thuận hiện tại. Chúng ta không thể để các thành phố của Mỹ bị đe dọa và cho phép chính quyền Iran tiếp cận loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới", ông Trump tuyên bố, đồng thời kêu gọi xây dựng một "thỏa thuận mới và lâu dài", trong đó không chỉ đặt ra giới hạn sâu hơn với chương trình hạt nhân Iran, mà còn nhằm vào dự án tên lửa đạn đạo và việc nước này hỗ trợ hàng loạt nhóm vũ trang khắp Trung Đông.

Ba nhà lãnh đạo châu Âu tuyên bố tiếp tục theo đuổi thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran
“Hành động rút khỏi JCPOA là một sai lầm nghiêm trọng, quay lưng lại với những đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Và đó là một thỏa thuận mà nước Mỹ đi đầu trong các nỗ lực đàm phán ngoại giao, khoa học và tình báo. Có những vấn đề quan trọng hơn với an ninh nước Mỹ đó là nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân hay nguy cơ bùng phát một cuộc chiến tranh tiêu cực hơn tại Trung Đông”, ông Barack Obama viết trên Facebook cá nhân.

Theo các chuyên gia phân tích, quyết định của Tổng thống Mỹ có thể có tác động dây chuyền trên toàn cầu, gây ra khủng hoảng từ giá dầu thế giới đến tương lai những tham vọng hạt nhân của Iran.

Bản thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với 6 cường quốc (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc) được ký vào tháng 7 năm 2015 với tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), là kết quả của 15 năm đàm phán ngoại giao. Ngay từ khi đắc cử tổng thống Mỹ, tỷ phú Trump đã từng phê phán JCPOA, cho rằng đây là "bản thỏa thuận tồi tệ chưa từng có" và hứa loại bỏ nó.

Giới phân tích đồng thời cảnh báo, hành động rút khỏi JCPOA của Mỹ sẽ tạo ra tiền lệ xấu tới nhiều quốc gia, đặc biệt là Triều Tiên về sự tin cậy của Washington với tư cách là một đối tác đàm phán. Và nguy cơ có thật là Trung Đông sẽ đối diện với một cuộc chạy đua vũ trang mới nếu Tehran từ bỏ JCPOA và tái khởi động chương trình hạt nhân như lời tuyên bố đáp trả hôm qua.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng lên tiếng "quan ngại sâu sắc" sau quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng, đồng thời kêu gọi các bên hãy tôn trọng đầy đủ cam kết JCPOA vốn đã được tất cả các quốc gia thành viên ủng hộ.

Theo SCMP, trong khối năm cường quốc P5 đến nay chỉ có Trung Quốc khá “kiệm lời” sau tuyên bố rút khỏi JCPOA của Mỹ bằng tuyên bố ngắn gọn “lấy làm tiếc” qua kênh Bộ Ngoại giao. 

Về phía Nga, hãng tin RT dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao nước này nêu rõ: “Mỹ một lần nữa lại hành xử trái ngược với quan điểm của hầu hết các nước trên thế giới chỉ để chạy theo lợi ích vị kỷ, hẹp hòi và nhất thời của mình”. Moscow khẳng định, Washington “đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế” trong bối cảnh “không có lý do gì để Mỹ ngừng thực thi bản thỏa thuận này”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm