| Hotline: 0983.970.780

Nam Ka nỗ lực giữ rừng

Thứ Năm 07/01/2021 , 15:20 (GMT+7)

Dù lực lượng mỏng, diện tích rừng quản lý lớn nhưng Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Ka vẫn vượt lên mọi khó khăn, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cán bộ, nhân viên rừng đặc dụng Nam Ka đã tổ chức nhiều đợt tuần tra rừng trong năm 2020. Ảnh: BQL.

Cán bộ, nhân viên rừng đặc dụng Nam Ka đã tổ chức nhiều đợt tuần tra rừng trong năm 2020. Ảnh: BQL.

Ban quản lý (BQL) rừng đặc dụng Nam Ka hiện đang quản lý, bảo vệ 20.394,4 ha rừng tự nhiên thuộc địa giới hành chính của 6 xã thuộc 2 huyện Lắk và Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.

BQL rừng đặc dụng Nam Ka được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý và bảo vệ toàn vẹn cảnh quan Khu bảo tồn, ngăn ngừa mọi hoạt động trái phép làm ảnh hưởng đến rừng; Hướng dẫn các hoạt động cho phép trong khu rừng đặc dụng theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Tổ chức ổn định đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào gắn với công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Với nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ rừng, trong năm 2020  vừa qua, BQL rừng đặc dụng Nam Ka đã tổ chức được 210 đợt tuyên truyền với 1.786 lượt người tham gia, ký được 16 bản cam kết. Song song với đó, đơn vị cũng đã tiến hành hơn 1.200 lần tuần tra kiểm soát để kịp thời phát hiện, xử lý các vụ xâm phạm rừng.

Theo đó, đã có 19 vụ khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản, đưa phương tiện cơ giới vào rừng trái trái phép được cán bộ và nhân viên BQL phát hiện với tổng khối lượng lâm sản thiệt hại 13,5 m3 gỗ tạp các loại.

Vượt qua mọi khó khăn, BQL rừng đặc dụng Nam Ka vẫn cố gắng để hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Ảnh: BQL.

Vượt qua mọi khó khăn, BQL rừng đặc dụng Nam Ka vẫn cố gắng để hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Ảnh: BQL.

Ngoài ra, có 15 vụ lấn chiếm, phá rừng trái pháp luật, tổng diện tích rừng bị thiệt hại 4,811 ha đất rừng đang tái sinh sau nương rẫy, với hiện trạng rừng thiệt hại chủ yếu là rừng tre, le, lồ ô, cây gỗ tái sinh. Hiện, tất cả các vụ vi phạm này đang được đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng khác tiếp tục điều tra, xác minh để xử lý các theo quy định của pháp luật.

Những kết quả đó cho thấy được hiệu quả trong công tác tuần tra, kiểm soát rừng của lực lượng kiểm lâm các trạm và của các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng; Công tác phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm đơn vị với các lực lượng khác và công tác tuần tra truy quét giữa các trạm kiểm lâm.

Ông Lương Hữu Thạnh, Giám đốc BQL rừng đặc dụng Nam Ka cho biết, dù đơn vị và các lực lượng chức năng đã rất nỗ lực nhưng vẫn còn một vài nơi chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân như: Người dân sinh sống xung quanh chủ yếu là người dân đời sống khó khăn, dựa vào rừng là chủ yếu, thiếu đất sản xuất, trình độ canh tác nông nghiệp lạc hậu nên mặc dù có diện tích đất canh tác lớn nhưng vẫn không đủ ăn.

Ông Thạnh cho rằng, để làm tốt được công tác quản lý, bảo vệ rừng, đơn vị cần phải nỗ lực hơn nữa và cần có sự đồng hành của các cấp chính quyền và các ban ngành tại địa phương. Bởi hiện nay, lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng, diện tích rộng, địa hình phức tạp, các đối tượng phá rừng và khai thác lâm sản trái phép ngày càng tinh vi manh động.

Đó là chưa kể đến việc người dân thiếu đất canh tác dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp gây thách thức lớn của toàn thể cơ quan. Ngoài ra, tình hình mua bán đất sang nhượng, khai thác lâm sản trái phép xẩy ra phức tạp, dẫn đến việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng khai thác lâm sản trái phép.

Trước những vấn đề này, BQL rừng đặc dụng Nam Ka xác định, trong năm 2021, đơn vị sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến với người dân vùng đệm, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trên rừng, thực hiện hiệu quả các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản, ý kiến chỉ đạo của địa phương để ngăn chặn triệt để các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm lâm luật, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về tài nguyên rừng.

Xem thêm
Siết chặt quản lý gây nuôi động vật rừng, hoang dã

Sóc Trăng Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở gây nuôi động vật rừng, hoang dã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định pháp luật cho các hộ nuôi.

Hơn 61.000 người được hưởng lợi từ dự án VFBC

Dự án đã huy động và ghi nhận đầu tư hơn 33 triệu USD từ các doanh nghiệp thân thiện bảo tồn, giúp hơn 61.000 người được hưởng lợi từ dự án.

Du khách người Pháp chụp được hình mang Trường Sơn trên đỉnh Bạch Mã

THỪA THIÊN - HUẾ Những du khách người nước ngoài trong khi tham quan Vườn quốc gia Bạch Mã đã tình cờ gặp 2 cá thể mang Trường Sơn quý hiếm và đã ghi hình lại.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất