| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng kế hoạch hoạt động Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp

Thứ Ba 18/10/2022 , 13:27 (GMT+7)

Hà Nội Nhiều ý kiến quan tâm đến tính bền vững của Dự án STW, nhất là sau khi kết thúc 5 năm thực hiện và khả năng tối ưu hóa nguồn lực những năm tới.

Sáng 18/10, tại Vườn quốc gia Ba Vì, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông phố hợp cùng Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo tham vấn Dự thảo Kế hoạch hoạt động Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp (STW) năm 2023. Tham dự hội thảo có đại diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC) cùng một số đơn vị liên quan và phối hợp phối hợp là Tổng cục Hải quan, Tổng cục quản lý thị trường, Tòa án Nhân dân tối cao, Hiệp hội Ngân hàng, Viện nghiên cứu lập pháp (Quốc Hội), Báo Nông nghiệp Việt Nam …

Bà Trần Thị Nam Hà, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo.

Bà Trần Thị Nam Hà, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo dự thảo kế hoạch hoạt động năm 2023 được Dự án STW xây dựng gồm 3 hợp phần: Hợp phần 1 đặt mục tiêu huy động sự tham gia và cam kết của lãnh đạo các cấp, các ngành, thúc đẩy khu vực tư nhân, nâng cao năng lực cho tổ chức xã hội nhằm giải quyết vấn đề buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Hợp phần 2 tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực cho các bên liên quan về thực thi pháp luật về chống buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã. Trước mắt, là đề xuất phương án tăng cường hợp tác quốc tế với các nước châu Phi trong hoạt động phòng, chống buôn bán động vật hoang dã; đồng thời xem xét nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người tại các trang trại nuôi nhốt động vật hoang dã. hợp phần 3, dự án phấn đấu giảm nhu cầu tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã và sản phẩm từ nhóm này.

Với mong muốn kết quả thực hiện được là có 25 cơ quan/cán bộ lãnh đạo các cấp cam kết thúc đẩy hoặc chỉ đạo, hành động cụ thể nhằm bảo vệ động vật hoang dã; 50 doanh nghiệp tư nhân cam kết thực hiện chính sách trách nhiệm xã hội hoặc quy định nội bộ cụ thể hỗ trợ giải quyết nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã; 25 tổ chức xã hội được hỗ trợ nâng cao năng lực vận động chinh sách. Tổ chức 2 khóa đào tạo dành cho giảng viên một số trường như Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Kiểm sát, Trường đào tạo cán bộ kiểm lâm…; Tổ chức 3 khóa đào tạo cho cán bộ thực thi pháp luật về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã và 1 hội thảo cập nhập kiến thức về việc phát hiện buôn bán trái phép tại các điểm nóng, nhất là tại cảng biển. Giảm tối thiểu 30% số cá nhân có ý định tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp, ít nhất 30% khách du lịch quốc tế được khảo sát cho rằng Việt Nam đang thực thi tốt các luật liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã. Có ít nhất 80 phóng viên/nhà báo được tập huấn về điều tra về công tác chống buôn bán động vật hoang dã.

Bà Michelle Owen, Giám đốc Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp WWF.

Bà Michelle Owen, Giám đốc Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp WWF.

Theo thống kê của USAID, buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật ước đạt giá trị 20 tỷ USD mỗi năm. Hoạt động này thường kéo theo những hành vi như rửa tiền, tham nhũng và giả mạo giấy tờ trong chuỗi cung cấp, 4 loài có rủi ro bị buôn bán vào Việt Nam gồm: tê giác châu Á, voi, tê tê và mèo lớn. 5 loài có nguy cơ bị buôn bán và vận chuyển khỏi Việt Nam là: linh trưởng, mang lớn, mèo lớn, rùa nước ngọt và rùa cạn.

Tại Hội thảo, các đại biểu đều thống nhất với dự thảo kế hoạch hoạt động năm 2023 của Dự án STW, đồng thời có các ý kiến góp ý, bổ sung và làm rõ các nội dung hoạt động của dự án, đánh giá tính khả thi, các điều kiện thuận lợi, khó khăn vướn mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, cũng tại hội thảo, đại diện các đơn vị cũng đã cam kết ủng hộ và song hành cùng dự án trong quá trình triển khai và thực hiện dự án, nhằm đạt được kết quả tốt nhất góp phần vào công tác phòng, chống và sử lý các hoạt động buôn bán động vật hoang dã nguy cấp trái pháp luật.

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tổng kết Hội thảo, bà Trần Thị Nam Hà đã cảm ơn và ghi nhận những ý kiến góp ý của các đại biểu đồng. “Dự án STW đặt ra những "tham vọng lớn" cho công tác phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật, đây là nhiệm vụ không chỉ là của một cá nhân hay một tổ chức nào, mà là sự chung tay của cả xã hội, việc cam kết đồng hành với dự án của các đơn vị đó là cơ hội thuận tiện nhất cho việc triển khai các hoạt động của Dự án được thành công.

Ông Phí Hải Nam, đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, những kế hoạch của Dự án STW cần quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức cộng đồng, nhằm thay đổi hành vi của người dân.

Từ kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự với WWF, USAID, ông Nam đề xuất các hình thức tuyên truyền sinh động như phổ biến kiến thức bằng các bài dân ca, hoặc tổ chức các cuộc thi, kêu gọi sự quan tâm, chung tay của đông đảo người dân. "Bảo vệ động vật hoang dã là nhiệm vụ của cả cộng đồng, chứ không riêng một tổ chức, cá nhân nào", ông Nam nhấn mạnh.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tái thiết rừng Quảng Ninh sau bão Yagi: [Bài 1] Chờ chính sách để hồi sinh

Hơn 3 tháng bão Yagi đi qua, những cánh rừng tan hoang ở Quảng Ninh vẫn chết khô, chờ chính sách để được tái sinh, trồng mới.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.