| Hotline: 0983.970.780

Nếu chiến tranh xảy ra Tổng thống Mỹ sẽ dùng máy bay nào?

Thứ Năm 04/05/2017 , 15:08 (GMT+7)

Theo tạp chí Politico Magazine (PM), khi chiến tranh xảy ra, máy bay vận tải quân sự C-20C sẽ được sử dụng để đưa tổng thống tới nơi an toàn.

Đảm bảo an toàn cho tổng thống Mỹ là công việc quan trọng của các lực lượng đặc nhiệm Mỹ, được giữ bí mật cho tới tận phút trót. Lý do, tổng thống là một trong những đối tượng được "tìm kiếm" gắt gao nhất đối với các lực lượng đối lập, khủng bố và những kẻ manh động có tư tưởng đảo chính. Vởi vậy, bất cứ điều gì liên quan đến an ninh tổng thống, kể cả chuyên cơ lẫn máy bay hộ tống đều được giữa kín như bưng.

14-54-55_1
 

Để làm được điều này, từ năm 1985 chính phủ Mỹ đã cho mua, trang bị một phi đội máy bay VIP Gulfstream IV. Mỗi chiếc Gulfstream IV được trang bị hai động cơ turbo Rolls Royce Tay, có thể chở từ 12 đến 16 người. Tuy "cổ lỗ sĩ", thiếu các thiết bị đo lường, khống chế hiện đại nhưng nó lại được thiết kế đặc biệt, kèm theo các thiết bị quân sự dùng để đối phó trước nguy cơ bị bắn hạ.

Các loại máy bay Gulfstream được Không quân Mỹ đặt tên là C-20C chuyên dùng để chở tổng thống Mỹ một cách an toàn khi có chiến tranh. C-20C thường hộ tống, đi theo chuyên cơ Air Force One, hạ cánh tại sân bay hoặc phi trường cách khoảng một hoặc ít hơn một giờ bay, nơi tổng thống đang có mặt. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, C-20C chứ không phải Air Force One đảm nhận chức năng đưa tổng tư lệnh tới một trong số những vị tri chỉ huy đặt rải rác khắp nước Mỹ.

Theo các nguồn tin khác, trong số này có nhà văn Robert Dorr, người chuyên viết về phương tiện vận tải chuyên chở các yếu nhân, thì C-20C còn có nhiệm vụ để bảo vệ Bộ trưởng Quốc phòng khi ông rời khỏi thủ đô. Nó được mệnh danh là SENEX hoặc phương tiện bay dùng cho các quan chức điều hành cấp cao của chính phủ.

Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng, như Dorr giải thích trong cuốn sách mới mang tên Air Force One, là hai VIP duy nhất trong chính phủ Mỹ có quyền ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân. Cũng theo Robert Dorr, loại máy bay này còn được trang bị hệ thu nhận cảnh báo radar AN/APR-17 hoặc hệ thống chống tên lửa hồng ngoại có hướng dẫn bằng tia hồng ngoại (hoặc cả hai) và hệ vệ tinh và ăng-ten truyền thông có tần số cao.

Gulfstream IV được ưa chuộng vì dùng hệ thống điều khiển cũ nhưng ít bị ảnh hưởng bởi xung điện từ (EMP) của vũ khí hạt nhân, máy bay từng được cho là một phần thuộc Phi đội không quân 82 của Không lực Mỹ.
 

Vài nét về Gulfstream

C-20 Gulfstream là máy bay thương mại phản lực thuộc biên chế của Hải quân Mỹ do hãng Gulfstream Aerospace chế tạo. Chuyến bay đầu tiên bắt đầu vào ngày 2/12/1979, chính thức được biên chế cho quân đội năm 1980. Số lượng sản xuất 206 chiếc với chi phí 37 triệu USD.

C-20 Gulfstream có kíp lái 2 hoặc 3 người, dài 25,32m, sải cánh 23,72m, cao 7,43m, diện tích cánh 86,83 m², tỉ số mặt cắt: 6.0:1, trọng lượng không tải 17.236 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 31.615 kg, dùng 2 động cơ Rolls-Royce Spey RB.163 Mk 511-8 kiểu turbofan, 50,7 kN mỗi chiếc. Tốc cực đại 501 knot, 928 km/h, vận tốc hành trình 442 knot, 818 km/h, tầm bay 6.760 km, trần bay 13.716 m và vận tốc lên cao 19,3 m/s.

14-54-55_3
Nội thất của Gulfstream

 

(Theo PMC/PC -5/2017)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.