| Hotline: 0983.970.780

Nga không đọ sức với phương Tây, không tạo “bức màn sắt” tự cô lập mình

Thứ Hai 24/11/2014 , 08:22 (GMT+7)

“Chúng ta không cần phải tỷ thí, chúng ta chỉ cần bình tĩnh thực hiện chương trình của mình” - Tổng thống Nga Putin./ Phương Tây muốn thay đổi chế độ ở Nga bằng các đòn trừng phạt / Nga sẽ kiên quyết ngăn chặn mầm mống cách mạng màu / Tổng thống Putin: Mỹ không bao giờ có thể "khuất phục" Nga

Nga không có kế hoạch đi đọ sức với các nước phương Tây mà cũng không xây một “bức màn sắt” mới nào hết để tự cô lập mình mà chỉ có nỗ lực phấn đấu cho lợi ích địa chính trị của nước mình và xây dựng chương trình làm việc của đất nước mình mà thôi, Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn với hãng tin Itar-Tass như vậy.

Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không cần phải tỷ thí, đơn giản là chúng ta không cần phải đọ sức làm gì. Chúng ta chỉ cần bình tĩnh thực hiện chương trình của mình”.

Ông Putin cũng tỏ ra vẫn rất điềm đạm trước những mưu đồ gây áp lực cho Nga từ bên ngoài và ông nói: “Chừng nào mà Nga vươn lên đứng trên đôi chân của mình, mạnh mẽ hơn và tuyên bố nước Nga có quyền bảo vệ lợi ích của mình ở bên ngoài lãnh thổ thì chừng ấy thái độ với đất nước Nga, với lãnh đạo Nga sẽ thay đổi trong nháy mắt”.

Ông nhớ lại những gì đã xảy đến với vị tổng thống đầu tiên của Nga là Boris Yeltsin. “Ở vào những thời kỳ đầu (ý ông nói đến hậu Xôviết), thế giới tỏ ra ủng hộ mọi cái. Phương Tây tiếp nhận mọi thứ mà ông ấy làm với những lời tung hô không hề úp mở. Nhưng khi ông ấy lên tiếng bảo vệ cho Yugoslavia thì ngay lập tức ông ấy lại bị biến thành kẻ đi hứng, thành ra cái “thùng chứa” cho mọi cái xấu xa từ não trạng của người phương Tây", ông kể.

“Tuy nhiên, điều này cũng chẳng ngăn được các mối quan hệ của ông ấy với thế giới”.

“Và rồi đến lúc bảo phải vệ lợi ích của Nga ở vùng Balkan, ông ấy đã nói thẳng điều đó ra công khai, để suýt nữa thì ông ấy trở thành kẻ thù của phương Tây”.

Theo ông Putin, ngày nay những lùm xùm quanh vấn đề Ukraine cũng tương tự như vậy. Ông nói: “Người ta cứ nói rằng Nga có lợi ích ở đó nhưng cái quyền chúng ta đứng ra bảo vệ họ và những con người sống ở những vùng lãnh thổ đó (ý ông nhắc đến các vùng ly khai của Ukraine) lại bị khước từ,” ông nói.

“Người ta bảo với chúng ta rằng sao các vị lúc nào cũng hăng hái với cái ý tưởng thế giới của người Nga, thế nếu người ta không muốn sống trong cái thế giới đó thì sao? Chẳng ai hăng hái với cái ý tưởng đó làm gì nhưng nói như thế điều đó không có nghĩa là không có một thế giới như vậy”, ông khẳng định thế.

“Nhưng khi Nga bắt đầu nói về cái thế giới đó và bảo vệ cho người dân (trong cái thế giới đó) và lợi ích của chính mình thì lập tức Nga lại biến thành kẻ xấu xa ngay”, ông nói.

Ông đặt ra câu hỏi: “Thế các bạn nghĩ miền Đông Ukraine thực sự là vấn đề à? Vấn đề là nằm ở lập trường của chúng ta về đông Ukraine hay Crimea sao? Không hề có chuyện đó đâu”. Và ông tự đưa ra lời giải: “Nếu đây là một cái cớ nào đó, thì người ta cũng có thể tìm ra một cái cớ nào khác. Và từ trước đến giờ luôn luôn là như vậy”.

Ông giải thích: “Nên hiểu rằng đó là cái cách mà thế giới này vận hành như vậy. Nó cho thấy cuộc đấu tranh để giành lấy lợi ích địa chính trị và từ đó cũng để khẳng định cho tầm quan trọng của quốc gia cũng như là khả năng tạo ra một nền kinh tế mới để giải quyết được những vấn đề về xã hội và cải thiện mức sống”.

Ông còn biện giải sâu hơn về cái ý nghĩa của cuộc “đấu tranh sinh tồn tự nhiên” này: ‘Cuộc đấu tranh để giành lấy lợi ích địa chính trị dẫn đến một tình huống là một quốc gia có thể trở nên hùng mạnh hơn, giải quyết được hiệu quả hơn những vấn đề tài chính, quốc phòng, kinh tế và do đó giải quyết được những vấn đề về xã hội, hoặc là có thể rơi vào nhóm các nước ở hạng ba, hạng năm, đánh mất đi khả năng bảo vệ lợi ích của dân tộc mình”.

Để nói về lập trường của Nga trong một cuộc tranh đấu như thế trong một thế giới như thế, ông bảo: Nga không có kế hoạch “bế quan tỏa cảng” với phần còn lại của thế giới bằng những lớp rào mới.

“Chúng ta hiện nay không và sẽ không làm vậy”, tổng thống nói chắc như đinh đóng cột. “Chúng ta nhận thức được cái bất lợi của “bức màn thép” này nó như thế nào đối với chúng ta”, vì như ông nói “có những giai đoạn trong lịch sử ở nhiều nước khác đã từng cố cô lập mình với phần còn lại của thế giới cho thấy họ phải trả cái giá rất đắt vì việc này mà thực tế là trả giá bằng sự suy thoái và sụp đổ”, nên ông rất quyết tâm “Không phải nghi ngờ gì hết, chúng ta sẽ không đi theo con đường này. Chẳng ai có thể xây được bức tường vây chúng ta. Điều này họ không thể làm được”, ông đinh ninh như vậy.

 

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm