| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn lao động xuất khẩu bỏ trốn tại Hàn Quốc

Thứ Năm 18/07/2013 , 10:03 (GMT+7)

Nguyên nhân nào khiến nhiều lao động VN bỏ trốn tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng? Làm sao để giảm tình trạng này?

Nguyên nhân nào khiến nhiều lao động VN bỏ trốn tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng? Làm sao để giảm tình trạng này? Đó là những vấn đề được Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra bàn thảo tại hội thảo ngày 16/7, công bố kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lao động VN không về nước.

Bỏ trốn: Khổ trăm bề!

Những lao động không có giấy tờ hợp pháp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro về mặt an sinh như bị chủ sử dụng lao động đối xử không tốt, bị trì hoãn hoặc không trả lương. Trong trường hợp bị công an phát hiện sẽ cho trục xuất về nước bất cứ lúc nào.

Do không ký kết hợp đồng lao động nên những lao động bỏ trốn không được tham gia bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác nên khi ốm đau, tai nạn phải tự chi trả những khoản chi rất lớn so với khả năng của họ.

Thậm chí có không ít trường hợp tử vong mà không hề được bồi thường bảo hiểm rủi ro. Lao động VN bỏ trốn đã khiến nhiều DN Hàn Quốc có ấn tượng không tốt. Một số chủ sử dụng có phản ứng rất tiêu cực khi nói về lao động VN khiến các trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài gặp khó khăn trong việc liên hệ chuyển chỗ làm việc cho lao động VN theo đúng quy định...


Lao động yên tâm làm việc nếu có hợp đồng ổn định

Để giải đáp cho những bất cập trên, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động & xã hội cho biết, tiến hành khảo sát 243 lao động (trong đó có 100 lao động hợp pháp đang làm việc ở Hàn Quốc, 98 lao động hợp pháp đã về nước và 45 lao động không có giấy tờ hợp pháp đã về nước), đồng thời phỏng vấn sâu các đối tác VN và Hàn Quốc cho thấy, gần 50% trong tổng số lao động bỏ trốn tuổi còn trẻ, có trình độ học vấn thấp, công việc bấp bênh và phần lớn đang có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Vì vậy, họ muốn ở lại thêm để có thêm chi phí để chi trả khi về đến VN, thậm chí coi đây là giải pháp duy nhất để đổi đời, để trả nợ và thoát khỏi cuộc sống khó khăn. Đặc biệt, gần 50% số lao động bỏ trốn nói rằng họ bị bạn bè rủ rê, muốn có thu nhập cao vì chênh lệch thu nhập giữa VN - Hàn Quốc từ 7 - 20 lần; 1/3 lao động chưa tốt nghiệp hết cấp 2 nên ý thức của những lao động này cũng thấp kém, chưa thực sự tin tưởng vào các chính sách khiến họ có thể quay lại làm việc.

Song, theo bà Hương, nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc lao động bỏ trốn xuất phát từ chính đối tượng tham gia Chương trình EPS là lao động phổ thông, không đặt yêu cầu về ý thức chấp hành pháp luật, tác phong công nghiệp; xử phạt về tài chính còn nhẹ, xử lý hành chính còn chưa kiến quyết đối với chủ sử dụng lao động bởi chính họ tạo điều kiện cho những lao động không có giấy tờ hợp pháp tiếp tục tìm được việc làm một cách dễ dàng.

Bất cập cũng thể hiện ở việc ký kết hợp đồng lao động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động cũng như vấn đề bảo lãnh chưa được thực hiện. Do đó, người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc dễ dàng phá hợp đồng ra ngoài làm hay ở lại nước này sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà không phải lo lắng đền bù gì cả.

Trong khi đó, Trung tâm Lao động ngoài nước chưa có văn phòng đại diện để trực tiếp phối hợp với các cơ quan chức năng phía Hàn Quốc trong quản lý và hỗ trợ lao động.

Phạt nặng DN sử dụng lao động bất hợp pháp

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH kiến nghị, cần nâng cao chất lượng lao động đưa đi làm việc ở Hàn Quốc thông qua việc tuyển chọn những người lao động có nhân thân tốt (sau khi đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn); tập trung giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật và hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp.

Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc tuyển chọn (xác nhận nhân thân, tổ chức đăng ký kiểm tra tiếng Hàn...), quản lý người lao động (tổ chức ký quỹ, theo dõi chi trả hoặc xử phạt...), vận động tuyên truyền người lao động và gia đình tuân thủ pháp luật và hợp đồng lao động, về nước đúng hạn.

Đơn giản hóa các điều kiện, quy trình, thủ tục và đẩy nhanh tiến độ để người lao động VN sớm trở lại làm việc ở Hàn Quốc theo chính sách tái tuyển dụng hay lao động mẫu mực; xem xét miễn thi tiếng Hàn trên máy tính đối với những lao động thuộc đối tượng tái tuyển dụng lao động...

Riêng với Hàn Quốc, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các DN sử dụng lao động nước ngoài, kiên quyết xử lý các chủ sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp. Đây là hình thức kiểm soát hiệu quả nhất để giảm động cơ thuê mướn lao động không có giấy tờ hợp pháp của các chủ sử dụng lao động.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho hay, phía Hàn Quốc vừa thông báo, trong số 15 nước phái cử lao động đến làm việc theo Luật cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (viết tắt Chương trình EPS) thì VN có tỷ lệ lao động hết hạn không về nước cao nhất (hiện có trên 17.000 lao động trên tổng số 75.000 lao động đang làm việc không có giấy tờ hợp pháp).

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.