| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn nguy cơ chấn thương từ gốc

Thứ Năm 23/09/2021 , 15:36 (GMT+7)

Đội tuyển Việt Nam cần tăng cường công tác y tế, dung hòa lợi ích đội tuyển và CLB, và giáo dục cho cầu thủ hiểu những tổn hại có thể đến với sức khỏe.

Đình Trọng chấn thương liên miên suốt hai năm qua. Ảnh: VFF.

Đình Trọng chấn thương liên miên suốt hai năm qua. Ảnh: VFF.

Sau hai trận đấu đã qua của đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, có thể thấy rất rõ rằng ông Park Hang-seo rất cố gắng giành điểm số về cho đội nhà. Toàn đội chơi với đội hình thấp, di chuyển sát nhau và không mạo hiểm trong những pha phản công.

Quan điểm của ông Park được nhiều chuyên gia trong nước ủng hộ. Bởi thành tích hoặc bước phát triển của một tập thể phải được định lượng rõ ràng bằng những kết quả thực tế. Nếu nói đội tuyển chơi hay, nhưng toàn thua, thì e là thiếu thuyết phục.

Đó là điều ông Park muốn, nhưng qua diễn biến hai trận gặp Ảrập Xêút và Australia, trình độ của cầu thủ chúng ta còn thua kém những đội hàng châu lục khá xa. Cách biệt ấy thể hiện rõ ở hai điểm. Thứ nhất, khi họ gia tăng sức ép thì đều có bàn thắng. Và thứ hai, ngay cả lúc đội bạn nhường quyền kiểm soát bóng cho Việt Nam, chúng ta cũng không thể dồn lên để tạo ra nhiều nguy hiểm.

Mục tiêu của ông Park ở các trận vòng này, vô hình trung, tạo ra những áp lực khác nhau lên cầu thủ. Những người đá phòng ngự luôn phải chơi với hơn 100% phong độ bởi đối thủ nhỉnh hơn cả về thể lực, thể hình lẫn kỹ thuật. Đó cũng là lý do khiến Duy Mạnh bị thẻ đỏ, Thành Chung chấn thương, còn Bùi Tiến Dũng vuốt mồ hôi không kịp khi hết trận. 

Ngược lại, những cầu thủ đá hàng công có ít đất diễn. Tiến Linh, Đức Chinh, và phần nào đó là Văn Đức, Văn Toàn đều không thể hiện được nhiều. Khi cùng phải gồng mình nhưng lại không có điểm như mục tiêu, nguy cơ "đứt gãy" dễ xảy ra. Trước mắt là vấn nạn chấn thương.

Khác với nhiều nền bóng đá phát triển, tại Việt Nam, đội tuyển quốc gia luôn là ưu tiên số một. Không chỉ riêng bóng đá, tại nhiều đội tuyển khác, chuyện VĐV giấu chấn thương để lên tuyển thi đấu không hiếm. Chỉ cần một lần tỏa sáng ở SEA Games chẳng hạn, số phận của VĐV có thể sang trang. Trong khi đó, tại các cường quốc bóng đá như Anh, Đức, Italia... CLB luôn bảo vệ cầu thủ của họ bằng mọi giá. Cùng đợt "FIFA day" tháng 9/2021, rất nhiều CLB Anh từ chối nhả người cho đội tuyển vì nguy cơ dịch bệnh.

Các cơ chế vận hành, cùng bộ luật chặt chẽ giúp những nước này làm được như vậy, nhưng Việt Nam thì không. Điển hình như đội Hà Nội có tới 3 bệnh binh như Văn Hậu, Thành Chung, Đình Trọng vì những cầu thủ này thi đấu trong điều kiện chưa đạt 100% thể lực. Tuy nhiên, đội bóng Thủ đô cũng không một lời ca thán. Đặt tình huống ngược lại, nếu họ quyết liệt hơn trong việc giữ chân các cầu thủ, biết đâu mọi chuyện đã khác.

Không ai nói được chữ "ngờ" trong thể thao, và chấn thương cũng vậy. Chúng ta không thể biết khi nào có chấn thương, nhưng chắc chắn có thể cảnh báo được nguy cơ, và có những biện pháp ngăn cản trước khi điều tồi tệ xảy ra.

Xem thêm
Ra mắt tour du lịch ‘Theo dấu chân anh hùng’

YÊN BÁI Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 4/5, huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) tổ chức ra mắt tour du lịch ‘Theo dấu chân anh hùng’.

Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Real Madrid đã chính thức giành chức vô địch La Liga mùa giải 2023-24 sau khi chứng kiến đối thủ cạnh tranh Barcelona gục ngã trước Girona.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.