Cô Taranow là chủ tịch Symton BSF, nơi người ta thu hoạch ấu trùng ruồi đen (còn gọi là ruồi lính đen) bán cho những người nuôi thú cưng làm thức ăn cho thằn lằn, chim, thậm chí là nhím.
Cô Lauren Taranow. |
Trang trại giòi, như cách cô gọi, là một góc của một ngành công nghiệp đang nảy nở, ngành công nghiệp có tiềm năng cách mạng hóa cách chúng ta nuôi sống thế giới. Đó là bởi vì khả năng rất đáng nể của ấu trùng ruồi đen trong việc biến đổi gần như mọi thứ rác thải hữu cơ, từ bã cà phê, phân xanh, thậm chí là rong có độc, thành nguồn protein chất lượng cao.
Nguồn đạm dồi dào
Trong một năm, một mẫu Anh (0,4ha) nuôi trồng ấu trùng ruồi đen có thể sản xuất số protein nhiều hơn 3.000 mẫu Anh nuôi gia súc hay 130 mẫu Anh trồng đậu tương. Sản lượng đó, kết hợp với nhu cầu tìm kiếm nguồn protein rẻ, đáng tin cậy cho dân số toàn cầu dự kiến tăng 30% lên mức 9,8 tỷ người vào năm 2050, tạo ra cơ hội lớn cho con ruồi đen.
Liên Hợp Quốc, cơ quan đã lên tiếng cảnh báo rằng khẩu phần ăn dựa vào gia súc gia cầm không thể đáp ứng nổi số dân như thế, đang khuyến khích các chính phủ và các doanh nghiệp biến côn trùng thành thứ có thể đáp ứng nguồn đạm của toàn cầu.
Jeff Tomberlin, giáo sư côn trùng học tại đại học Texas A&M nói ngành công nghiệp côn trùng có thể “nuôi sống con người, củng cố các nền kinh tế, tạo ra việc làm và bảo vệ môi trường”. “Chẳng có lý do gì chúng ta lại không thử nghiệm việc này ở quy mô nào đó trên khắp thế giới”, ông nói với phóng viên Washington Post.
Ông Tomberlin đã thành lập công ty Evo Conversion Systems. Công ty Evo ấp nở ấu trùng ruồi và bán chúng cho công ty Symton. Symton vỗ béo ấu trùng với một tỷ lệ thức ăn phù hợp để đảm bảo phát triển tối đa nguồn dinh dưỡng trong ấu trùng và rồi chúng được bán cho những người nuôi động vật.
Ấu trùng ruồi đen khi đạt kích cỡ lớn nhất. |
Nói chung, ruồi đen gần như vô hại đối với con người. Nó trông giống ong vò vẽ, chỉ thiếu cái vòi như ong. Sau khi chúng kết đôi, ruồi cái đẻ hàng trăm quả trứng vào một hộp giấy (tất nhiên là trong cơ sở của công ty Evo). Công nhân sau đó thu các hộp trứng vào thiết bị ấp. Một số ngày sau, các con giòi li ti như hạt tiêu nghiền xuất hiện.
Các nhà côn trùng học đã biết đến sự hứa hẹn của ruôì đen trong hàng chục năm qua. Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất sử dụng chúng biến phân chuồng thành nguồn protein (thực ra là lấy phân chuồng nuôi ấu trùng làm nguồn protein) từ đầu những năm 1970. Nhưng nuôi đến mức độ có thể thành quy mô thương phẩm gặp bế tắc: không ai biết làm cách nào ghép đôi ruồi đen trong môi trường nuôi nhốt để chúng có thể đẻ trứng.
Một ấu trùng ruồi đen mỗi ngày có thể tiêu thụ lượng thức ăn gấp đôi trọng lượng của nó. Trong giai đoạn 14 ngày từ khi được ấp tới lúc thành nhộng, một ấu trùng có thể lớn thêm gần 1 inch (2,54cm) và trọng lượng tăng gấp 10.000 lần.
Mọi thứ đã thay đổi vào năm 2002, khi một ấn bản do Tomberlin, cố vấn của ông là tiến sỹ Craig Sheppard, cùng một số người khác ra đời. Ấn bản này mô tả một hệ thống nuôi trồng côn trùng trong điều kiện nuôi nhốt.
Vấn đề mấu chốt, theo phát hiện của nhóm nghiên cứu, là tìm ra điều kiện chính xác trong đố kết hợp nhiệt độ, độ ẩm và, đặc biệt là ánh sáng, để kích thích ruồi đẻ trứng.
Trước khi ấn bản này được công bố, “người ta nghĩ chúng tôi điên” khi tìm cách nuôi ruồi đen, ông Tomberlin nói. Ông cho rằng công nghệ nuôi trồng ruồi chưa tồn tại được 20 năm đã nhấn mạnh thực tế là ngành này còn mới mẻ đến mức độ nào.
Lớn nhanh như thổi
Một ấu trùng ruồi đen mỗi ngày có thể tiêu thụ lượng thức ăn gấp đôi trọng lượng của nó. Trong giai đoạn 14 ngày từ khi được ấp tới lúc thành nhộng, một ấu trùng có thể lớn thêm gần 2,54cm và trọng lượng tăng gấp 10.000 lần. Điều đó tương tự việc một đứa trẻ sơ sinh nặng hơn 3kg lớn bổng lên bằng một con cá voi lưng gù nặng 40 tấn.
Ấu trùng ruồi ăn ngày ăn đêm, nghiến ngấu mọi thứ để tích trữ dinh dưỡng để dành cho vòng đời 2 tuần giai đoạn trưởng thành, khi đó ruồi đen gần như không ăn gì cho đến chết.
Ở công ty Evo, ấu trùng ruồi được cho ăn bã ngũ cốc lấy từ cả loạt nhà máy bia rượu ở bang Texas, khoảng 15 tấn mỗi tháng.
Một bẫy ruồi trong phòng thí nghiệm của công ty Evo. |
Nathan Barkman, đến từ công ty bia rượu Rio Brazos, nói công ty Evo tiêu thụ gần một nửa số bã thải của công ty anh, thứ chất thải ẩm ướt, nồng độ axit cao, dính nhớp, rất khó xử lý. Các công ty vệ sinh địa phương không chấp nhận loai rác thải này. Đôi khi các chủ trại lợn thu nhận, nhưng trang trại gần nhất cũng cách đó hàng chục dặm và không ai muốn vận chuyển chất thải khó chịu này đi xa đến thế.
Tuy vậy, bọn ruồi lại rất thích. “Chúng là loại ăn tuốt”, ông Tomberlin nói. Phân lợn?OK. Phân người? OK.Thức ăn thừa? OK. Trong số các loại vật chất hữu cơ, chỉ có các loại xương, tóc và vỏ quả dứa là chúng chê thôi.
Một mẫu Anh đất sử dụng nuôi ấu trùng ruồi đen có thể thu về hơn 60.000kg protein mỗi năm, so với nuôi gia súc (18kg), đậu tương (430kg) hay gà (816kg).
Công ty EnviroFlight, giống như công ty Evo, sử dụng bã bia, bã rượu nuôi ấu trùng ruồi. Khi chúng đạt kích cỡ lớn nhất, họ thu hoạch, làm khô trong lò công nghiệp và chế biến thành các khẩu phần ăn giàu đạm, thành dầu protein. Công nghệ này đang phát triển rất nhanh, đến mức các quy định quản lý chưa theo kịp. Các khẩu phần ăn chế biến từ trứng ruồi đén mới chỉ được phê duyệt làm thức ăn cho cá và gia cầm từ năm 2018. Các công ty EnviroFlight ở Mỹ, hay Enterra ở Canada, Protix ở châu Âu, đang vận động để loại thực phẩm này trở thành thức ăn cho nhiều vật nuôi khác như lợn hay thậm chí là chó, mèo.
Còn với người thì sao? “Hai mươi năm trước, tôi sẽ cười khi nghĩ lấy côn trùng để nuôi sống thế giới”, Fluker, chủ một trang trại dế ở Mỹ, nói. Nhưng gần đây ông đã mở rộng công việc của trang trại với phần nuôi ấu trùng ruồi và chúng tiêu thụ hết ngay phân dế sản sinh trong trang trại của ông. Ông nói nuôi côn trùng là cách để duy trì nguồn sống bền vững cho cả thế giới.
Kiểm tra ấu trùng ruồi ở công ty Evo. |
Còn ở công ty Symton, cô chủ Taranow bỏ vài con ấu trùng đã sấy khô vào miệng nhai. “Thành thực mà nói vị của chúng giống như bim bim ngô Fritos”.
---------------
[video] Cận cảnh ruồi lính đen đẻ trứng
[video] Trang trại nuôi ruồi lính đen ở miền Bắc Việt Nam