| Hotline: 0983.970.780

Ngành lương thực Việt Nam thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu

Thứ Tư 10/04/2019 , 15:12 (GMT+7)

Diễn đàn chính sách khu vực về Cơ hội cho hệ thống lương thực thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu ở Việt Nam diễn ra ngày 10/4 tại Hà Nội do Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đồng tổ chức...

12-48-40_cc-di-bieu-chi-se-ti-hoi-nghi
Các địa biểu tọa đàm chia sẻ tại Diễn đàn chính sách khu vực về Cơ hội cho hệ thống lương thực thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Tại diễn đàn, các nhà khoa học đã cùng chia sẻ cơ hội, thách thức với hệ thống lương thực Việt Nam trong tương lai.

Khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đòi hỏi chúng ta phải đưa ra các giải pháp cải thiện hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu.

Điển hình như các địa phương tại khu vực ĐBSCL của Việt Nam đã thay đổi phương thức sản xuất, sử dụng bản đồ rủi ro và kế hoạch thích ứng liên quan đến khí hậu để hướng dẫn nông dân điều chỉnh thời gian canh tác nhằm tránh tác động tiêu cực của xâm nhập mặn.

“Đây là một trong những minh chứng khẳng định sự nỗ lực phối hợp giữa các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và người nông dân có thể cùng nhau đưa ra các biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.” Thứ trưởng Lê Quốc Doanh.

Ông Samarendu Mohanty, Giám đốc CIP khu vực châu Á cho biết, CIP đã thực hiện một nghiên cứu tại các tỉnh Thái Bình, Bắc Ninh, Trà Vinh và Bạc Liêu và kết quả chỉ ra rằng, để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến các vấn đề nghèo đói, biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, đảm bảo dinh dưỡng vào năm 2030, cần thay đổi cách thức từ sản xuất lương thực thực phẩm cho đến khâu chế biến và tiêu thụ.

Nông dân Nguyễn Văn Tám ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, Yên Bái tâm sự, trước đây người dân ở thôn Mạ rất khổ do thường xuyên mất mùa, trồng lúa năm được năm mất do nguồn nước không chủ động được. Nhưng từ khi có dự án vào tập huấn, tuyên truyền, trang bị kiến thức cũng như cầm tay chỉ việc xây dựng các mô hình nông nghiệp mới như, trồng xen canh đậu đỗ chống sói mòn trên đất dốc trồng sắn, hay mô hình ủ rơm rạ làm phân hữu cơ bón cho cây ăn quả, rau màu thay vì đốt lãng phí như trước. Nhờ đó, giúp cuộc sống của bà con bớt khó khan và không bị đứt bữa mùa giáp hạt nữa.

12-48-40_tiep-cn-nong-nghiep-moi-thich-ung-bdkh
Việt Nam cần xây dựng các mô hình nông nghiệp mới thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhận thấy tầm quan trọng của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, trong những năm qua từ chủ trương của Bộ NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng rất nhiều mô hình nông nghiệp thay thế cây lúa, như chăn nuôi, thủy sản, cây trồng cạn… để chủ động hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và hạn mặn tới người nông dân, đến này nhiều mô hình đã đi vào đời sống, tạo sinh kế, thu nhập ổn định cho người dân.

TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, thống kê những năm gần đây cho thấy xu hướng tiêu thụ lúa gạo ngày cảng giảm. Lúa mì, trái cây, rau các loại hạt ngũ cốc khác ở mức duy trì. Cá, thịt và các sản phẩm từ sữa tăng nên việc xây dựng các kịch bản, mô hình nông nghiệp thông minh mới nhằm tiếp cận thị trường qua nhu cầu xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền nông nghiệp của Việt Nam trong tương lai.

Với đặc thù của nền nông nghiệp Việt Nam, các chuyên gia quốc tế tham dự diễn đàn cho rằng, những vấn đề chính sách cần phải được giải quyết ngay, như làm thế nào để tăng năng suất nông nghiệp, tăng cường an ninh lương thực cũng như đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời nâng cao thu nhập của nông dân để giúp cộng đồng nông thôn thoát khỏi nạn đói nghèo trong điều kiện khí hậu đang thay đổi. Làm sao để xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu và giảm khí thải nhà kính và các tác động môi trường nông nghiệp khác.

 

Xem thêm
Ông Đỗ Thanh Bình làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Cần Thơ Bộ Chính trị vừa điều động, phân công, chỉ định ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô

Tỉnh Bình Thuận đang bước vào mùa khô, việc đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân và nước tưới cho vụ đông xuân 2024 - 2025 được đặt lên hàng đầu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...