| Hotline: 0983.970.780

Ngày ông Công, ông Táo: Mâm chay kiểu Nhật 'hút' khách, giá vàng mã bình ổn

Thứ Hai 24/01/2022 , 15:46 (GMT+7)

HÀ NỘI Trước ngày ông Công, ông Táo, các mặt hàng vàng mã, cá chép được bày bán khắp các tuyến phố tại Hà Nội. Mâm cỗ chay kiểu Nhật cũng được nhiều gia đình lựa chọn.

Cỗ đặt, mâm chay kiểu Nhật vào mùa

Hiện tại, trên khắp các tuyến phố của TP. Hà Nội như chợ Hôm, chợ Kim Liên, phố Hàng mã, Hàng Bồ, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, các mặt hàng phục vụ lễ cúng ông Công ông Táo hiện được bày bán khá đa dạng như bộ Táo quân, thần linh, cá chép giấy, quần áo, tiền vàng…

Đồ vàng mã đang được bán trên nhiều tuyến phố của Hà Nội với giá bình ổn. Ảnh: P. Nguyễn.

Đồ vàng mã đang được bán trên nhiều tuyến phố của Hà Nội với giá bình ổn. Ảnh: P. Nguyễn.

Ngoài ra, những năm gần đây, tại Hà Nội, dịch vụ đặt cỗ cúng ông Công ông Táo hay cúng tất niên không còn xa lạ. Năm nay, nhiều nhà hàng đưa ra các dịch vụ đặt cỗ với nhiều hình thức mới lạ.

Theo đó, như mọi năm, các mâm cỗ mặn truyền thống vẫn có mức giá khoảng trên dưới 1 triệu đồng. Ngoài ra, hiện tại, một số nhà hàng đưa ra dịch vụ mâm cỗ chay kiểu Nhật có giá chỉ từ 400.000 đến 600.000 đồng thu hút sự chú ý của nhiều gia đình bận rộn.

Chị Hương Trà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, do điều kiện công việc bận rộn, bên cạnh đó, muốn thay đổi bữa ăn chay, giảm các món nhiều đạm, dầu mỡ, năm nay, gia đình chị lựa cho mâm cúng chay kiểu Nhật cho ngày ông Công ông Táo.

"Do công việc bận rộn lại có con nhỏ nên chúng tôi đã lựa chọn hình thức đặt cỗ trong các ngày lễ từ trước. Tôi cảm thấy mâm cỗ chay cũng được chế biến rất ngon, lượng ăn vừa đủ cho gia đình lại tốt cho sức khỏe", chị Hằng cho hay.

Theo chị Nguyễn Trang, chủ hệ thống nhà hàng Nhật Bản Furyu Restaurant cho biết, nắm bắt thị hiếu khách hàng đã thay đổi những năm gần đây nên doanh nghiệp đã đưa ra các sản phẩm mâm chay.

"Hiện tại, người tiêu dùng rất quan tâm tới vấn đề sức khỏe nên chúng tôi đã chủ động hướng tới các món ăn có lợi và được chế biến theo công thức độc đáo của Nhật để thay đổi. Các mâm chay gồm từ 8 đến hơn 10 món với giá dao động từ 400.000 tới hơn 600.000 đồng hiện đang rất được khách hàng quan tâm và đặt nhiều những ngày qua", chị Trang chia sẻ.

Theo đó, một mâm chay theo kiểu Nhật Bản sẽ bao gồm các món như: Sushi chay tổng hợp, sushi gạo lứt phủ khoai tây chiên, salad bắp cải, há cảo rau…

Mâm cỗ chay kiểu Nhật có các món với hình thức gần như cỗ mặn.

Mâm cỗ chay kiểu Nhật có các món với hình thức gần như cỗ mặn.

Ngoài ra, theo chia sẻ của chị Trang, việc đặt các mâm chay thường đơn giản hơn cỗ truyền thống do công đoạn chuẩn bị không quá cầu kỳ. Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm, nhu cầu người tiêu dùng tăng cao, các cơ sở nấu cỗ truyền thống thường kín lịch.

Về thị trường dịch vụ nấu cỗ truyền thống, từ cuối tháng 12/2020, nhiều cửa hàng bán đồ ăn phục vụ Tết bắt đầu nhận đặt đồ ăn Tết. Nhà hàng Ánh Tuyết (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có 3 lựa chọn mâm cỗ Tết giá 1,15 -1,5 triệu đồng/mâm, gồm: Mâm sum vầy, mâm hội ngộ, và mâm đoàn viên.

Theo đó, mỗi mâm cỗ có 8 món gồm: Bánh chưng, gà hấp, nem Hà Nội, canh măng, bóng xào, cá kho… và còn có các món salat, nộm, rau củ quả ăn kèm.

Theo báo giá của một cơ sở nấu cỗ phố Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội), năm nay, đơn vị này có mâm cỗ chay và mâm cỗ mặn giá 970.000 -1,4 triệu đồng/mâm, từ 8 - 9 món. Ngoài ra, các cửa hàng chuyên bán đồ ăn online cũng đua nhau đưa ra set cỗ tết với giá bình dân hơn ở mức 600.000 - 850.000 đồng.

Giá vàng mã ổn định, cá chép giảm nhẹ

Theo ghi nhận của PV và phản ánh của người dân, tiểu thương, năm nay, giá cả các đồ hàng mã không có nhiều biến động so với các năm cũng như ngày thường. Cụ thể, giá một bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo dao động từ 20.000 - 150.000 đồng/bộ tùy chất liệu và kích cỡ; quần áo từ 10.000 - 25.000 đồng/bộ…

Về mặt hàng cá chép, mức giá hiện tại được đánh giá giảm nhẹ so với mọi năm. Cụ thể, giá bán buôn chỉ từ 180.000 đến 250.000 đồng/kg, tùy từng loại. Cụ thể, giá cá đỏ, cá vàng tại chợ Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) loại 2 chỉ là 180.000 - 200.000 đồng/kg, hàng loại 1 là 220.000 - 250.000 đồng/kg. Theo đánh giá của nhiều tiểu thương, sức mua của người dân giảm so với năm ngoái dù nguồn hàng đang khá dồi dào.

“Lượng khách đến mua khá thưa thớt, chỉ bằng 1/2 so với năm trước. Cá ở chợ Yên Sở đa phần đều bán cho khách buôn, chứ chúng tôi không bán riêng từng con. Sau đó, người mua sẽ mang về tách set, thường là mỗi set 3 con để bán ở chợ dân sinh", một tiểu thương cho hay.

Theo chị Ly, một tiểu thương bán cá, đồ vàng mã ở chợ Nghĩa Tân nhận định, giá cá chép đỏ, vàng đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, vào các ngày 22, 23 tháng Chạp có thể tăng nhẹ, giá cá sẽ phụ thuộc vào lượng khách mua cũng như nguồn hàng.

"Cá chép đỏ, vàng ở chợ Yên Sở đa phần được nhập từ các tỉnh lân cận như Hà Nam, Hòa Bình, Hải Dương, Phú Thọ. Năm nay, tôi nhập được với mức giá khá rẻ, chỉ xấp xỉ 200.000 đồng/kg.

Hôm nay là ngày chủ nhật nên nhiều nhà tranh thủ cúng ông Công ông Táo sớm, vào đúng 23 là ngày trong tuần nên có thể lượng khách sẽ không quá nhiều. Do đó, tôi đã hẹn trước với một số mối lấy hàng số lượng hạn chế. Tuy nhiên, tôi vẫn chuẩn bị người nhà sẵn sàng đi lấy hàng nếu lượng khách tăng đột biến”, chị Ly cho biết.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm