| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An bùng phát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 24/09/2020 , 10:07 (GMT+7)

Trong tháng 9/2020, bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát ở nhiều địa phương tại Nghệ An.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An, hiện toàn tỉnh đã có 26 xã có lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) gồm: huyện Nghi Lộc 7 xã, Hưng Nguyên 6 xã, Quế Phong 3 xã, Quỳ Hợp 2 xã, thành phố Vinh 2 xã. Các địa phương đang ráo riết áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch phát triển, lây lan ra diện rộng.

Bà Nguyễn Thị Hà ở xã Hưng Nghĩa, huyện Hưng Nguyên cho biết: Tháng 9/2019 gia đình bà phải tiêu hủy 60 con lợn có trọng lượng từ 30 - 70 kg/con. Sau một thời gian dài, chuồng bỏ không, gia đình tiến hành vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. Vừa rồi thấy tình hình DTLCP lắng xuống, tưởng sẽ hết dịch, gia đình lại mua về 12 con lợn con và 1 con lợn nái sắp đến ngày sinh, số tiền gần 40 triệu đồng. Nuôi được gần 1 tháng, đến ngày 7/9 vừa qua một con ốm, bỏ ăn và chết, bà Hà lên xã báo cáo với UBND xã, được cán bộ thú y lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh DTLCP phải tiêu hủy ngay.

Riêng huyện Hưng Nguyên tính đến ngày 20/9 đã có 6 xã bị bệnh DTLCP, với số lợn phải tiêu hủy 128 con có tổng trọng lượng 6.200 kg.

Các địa phương tái phát dịch phải thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo quy định của cơ quan thú y. Ảnh: Báo Nghệ An.

Các địa phương tái phát dịch phải thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo quy định của cơ quan thú y. Ảnh: Báo Nghệ An.

 Chị Nguyễn Thị Tâm ở xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc cho biết: "Gia đình tôi sống chủ yếu nhờ vào nghề chăn nuôi lợn để có tiền làm nhà, nuôi con ăn học. Năm 2019 cả xã nhiều hộ có lợn bị bệnh DTLCP phải tiêu hủy, riêng gia đình tôi không hề bị gì cả. Năm nay thấy tình hình DTLCP tương đối ổn, tôi quyết định nuôi một con lợn mẹ đẻ được 4 con lợn con và chuẩn bị mua tiếp 10 - 15 con lợn con, lợn nhỡ về nuôi. Nhưng cách đây 20 ngày bỗng nhiên con lợn mẹ bỏ ăn, gia đình mời cán bộ thú y xã đến kiểm tra và tiêm thuốc, lợn vẫn ốm và sau đó một tuần thì chết và 2-3 ngày sau nữa mấy con lợn con cũng ốm chết luôn.

Thật may, chưa kịp mua thêm 10 - 15 con lợn con, lợn nhỡ về nuôi sẽ mang họa vào thân. Bây giờ không chủ quan được, phải tiến hành ngay vệ sinh sạch sẽ chuồng trại theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Khi nào tiếp tục nuôi lợn trở lại sẽ xin ý kiến của cán bộ chăn nuôi - thú y để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho chính mình và cho cả xóm làng".

Xã Châu Thôn, huyện miền núi cao Quế Phong đang là điểm nóng về DTLCP. Ông Văn Huấn - Chủ tịch UBND xã Châu Thôn cho biết: DTLCP tái bùng phát ở xã này từ ngày 7/9. Đến nay đã tiêu hủy 92 con lợn thịt có tổng trọng lượng 4.268 kg. Gia đình bị thiệt hại nặng nhất là ông Lương Thanh Quý phải tiêu hủy 8 con lợn thịt với tổng trọng lượng 734 kg, ước thiệt hại lên đến gần 60 triệu đồng.

Hiện tại toàn xã Châu Thôn đang có 552 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn lên đến 2.072 con. Vì vậy UBND xã đang phối hợp chặt chẽ với cán bộ thú y huyện để chỉ đạo bà con nông dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống bệnh, tuyệt đối ngăn ngừa tình trạng xem thường phòng chống bệnh, không để bệnh lây lan ra diện rộng.

Trong những ngày qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát tại nhiều địa phương. Ảnh: Báo Nghệ An.

Trong những ngày qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát tại nhiều địa phương. Ảnh: Báo Nghệ An.

Trước tình hình bệnh DTLCP đang bùng phát, UBND tỉnh Nghệ An giao cho Sở NN-PTNT cùng UBND các huyện, thành, thị khẩn trương tập trung quyết liệt vào việc phòng chống bệnh DTLCP trên phạm vi toàn tỉnh, kiên quyết không được lơi là, chủ quan để bệnh dịch lan truyền rộng ra, gây hậu quả lớn cho bà con nông dân và cho cả xã hội.

Sở NN-PTNT giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng Phòng NN-PTNT các huyện tiến hành phun tiêu độc, khử trùng tại các vùng có nguy cơ lây lan dịch bệnh cao và các ổ dịch cũ, ổ dịch mới phát hiện, thực hiện phun đồng loạt ở tất cả 21 huyện, thành, thị từ nay đến ngày 20/11/2020.

Về lâu dài tình trạng xây dựng và sẽ ban hành kế hoạch, biện pháp phòng chống dịch DTLCP giai đoạn 2020 - 2021 nhằm chủ động giám sát, phát hiện sớm, phòng trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện. Đồng thời khuyến khích các trang trại, gia trại và người chăn nuôi áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để tái đàn và phát triển đàn lợn theo hướng bến vững.

Trước mắt bệnh DTLCP đang tái phát và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, UBND tỉnh, Sở NN-PTNT giao nhiệm vụ cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng phối hợp chặt chẽ với các huyện ngoài việc tiến hành phun thuốc tiêu độc, khử trùng còn phải tuyên truyền vận động tất cả mọi người chăn nuôi chủ động vệ sinh chuồng trại, rắc vôi khử khuẩn, khai báo kịp thời khi lợn có hiện tượng bị bệnh với cán bộ chăn nuôi - thú y địa phương. Các huyện, thành, thị phải lập chốt canh gác 24/24 giờ để ngăn ngừa tình trạng vận chuyển lợn từ vùng này qua vùng khác khi bệnh dịch đang bùng phát.              

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm