| Hotline: 0983.970.780

Nghệ nhân nổi tiếng chuyên làm kiểng thú

Thứ Sáu 13/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Công (Năm Công) là người đầu tiên sáng tạo ra loại hình kiểng thú ở làng hoa Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre); đặc biệt là kiểng 12 con giáp.

Gần đây ông cho ra đời nhiều kiểu dáng nhà mát như lục giác, bát giác, nhà dài, nhà miền Tây… và các loại kiểng tạo hình như bình bông, hồ lô, voi, bướm, kim tự tháp… trông thật ấn tượng. Vốn là người tiên phong trong làng kiểng thú, được khách hàng mến mộ nên ông còn có biệt danh là “vua kiểng thú Năm Công”.

Suốt 40 năm tuổi nghề và gần 20 năm mày mò, sáng tạo các loại kiểng hình, kiểng thú, ông và người con trai kế nghiệp là Nguyễn Văn Vũ đã cho ra đời hàng nghìn sản phẩm mỹ thuật có giá trị kinh tế cao; trong đó nhiều tác phẩm vượt đại dương sang Singapore và có mặt tại Seagame 22, Festival hoa Đà Lạt, đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội... Niềm vinh dự lớn nhất của ông là được nhiều vị lãnh đạo Nhà nước và Phó Thủ tướng Lào đến thăm.

Tuy tuổi đã cao nhưng niềm đam mê của ông vẫn cháy bỏng, năm nào cơ sở Năm Công cũng xuất hiện nhiều tác phẩm lạ và đẹp. Chỉ riêng trong năm 2014 cơ sở của ông đã cung cấp cho khách hàng gần 300 sản phẩm bằng cây xanh, giá từ vài ba triệu đến hàng chục triệu đồng 1 sản phẩm.

Đặc biệt, trong dịp xuân Ất Mùi 2015 ông đã hình thành 20 cặp kiểng “Dê” để chuẩn bị giao cho khách hàng với giá từ 3 - 7 triệu đồng/cặp (tùy kích thước). Điều phấn khởi nhất trong năm nay là ông đã hợp đồng cung cấp cho TP Đà Lạt (Lâm Đồng) một lô kiểng xanh, gọi là “Hàng rào xanh”, “Những bức tường xanh” có tổng chiều dài 3.000 m với giá 300.000 đ/m.

“Hàng rào xanh” là một loại hình cây cảnh đang thịnh hành ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Đó là những mảng tường bằng dây leo hoặc bằng cây xanh bố trí trong sân vườn, ngoài ngõ, nơi phòng khách, đặc biệt là hoa viên và công viên. Hiện nay, việc bố trí cây xanh, cây kiểng, màu sắc hài hòa trong một không gian hợp lý sẽ mang đến cho mọi người một cảm giác thoái mái và thư giãn.

14-14-46_cc-loi-kieng-to-hinh-ti-co-so-ho-kieng-nm-cong
Kiểng nhà mát do nghệ nhân Năm Công thực hiện

Ông Năm Công cho biết muốn thực hiện công trình “Hàng rào xanh” trước hết phải có nguyên liệu bằng cây si (có nơi gọi gừa tàu), mỗi cây cao trên 2 m, đều nhau (hầu hết là cây chiết cành). Bình quân cứ mỗi mét chiều dài cần khoảng 10 cây.

Thuận lợi lớn nhất của ông Năm Công là vườn nhà có trên 2 ha diện tích trồng cây nguyên liệu nên không sợ thiếu. Công đoạn kế tiếp là tạo khung sắt để giúp cho dáng cây ngay ngắn, thẳng hàng, vừa thẩm mỹ vừa xanh, đẹp. Sau khi hàng rào đâm chồi, phủ lá đều đặn là có thể di chuyển giao cho khách hàng. Với chiều dài 3.000 m, ông phải thực hiện 1.500 mảng nhỏ (mỗi mảng dài 2 m). Khi giao hàng tận nơi, ông mới ráp lại, bố trí thành những bức tường xanh theo bảng thiết kế đã hợp đồng.

Việc thực hiện “Hàng rào xanh” tuy đơn giản hơn kiểng thú, kiểng hình, kiểng nhà mát nhưng đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề, có kỹ năng chăm cây, uốn cành, tạo dáng sao cho bức tường thật sự là một mảng thiên nhiên thu nhỏ, mượt mà và duyên dáng.

Trở ngại lớn nhất theo ông, là khâu vận chuyển đường xa quá nhiêu khê và tốn kém. Tuy nhiên, nhờ hợp đồng với số lượng lớn nên sau khi trừ hết chi phí, nhân công, ông vẫn còn lời trên 30%, hấp dẫn hơn so với các mặt hàng kinh doanh tại chỗ.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.