| Hotline: 0983.970.780

Nghề trồng lúa ngày càng bấp bênh

Thứ Hai 29/11/2021 , 15:00 (GMT+7)

Tương lai đang ngày một u ám đối với nghề trồng lúa, bất chấp loại cây lương thực này cung cấp 25% calo toàn cầu và nuôi sống một nửa dân số thế giới.

Để sản xuất được 1 kg lúa cần khoảng 2.800 lít nước và điều này có thể gây ra cuộc khủng hoảng nước vào năm 2030, khi nhu cầu dự kiến ​​sẽ vượt cung gấp hai lần. Ảnh: Getty

Để sản xuất được 1 kg lúa cần khoảng 2.800 lít nước và điều này có thể gây ra cuộc khủng hoảng nước vào năm 2030, khi nhu cầu dự kiến ​​sẽ vượt cung gấp hai lần. Ảnh: Getty

Đối với hầu hết các nước đang phát triển, lúa gạo vẫn là chìa khóa cho sự sống của con người. Nhưng hiện nay biến đổi khí hậu đang tạo ra một thách thức tiêu cực - khiến việc sản xuất loại ngũ cốc ngày càng khó hơn, ngay cả khi số người cần đảm bảo an ninh lương thực dự kiến ​​sẽ tăng lên.

Sản xuất lúa gạo cũng là nguyên nhân gây ra 12% lượng khí thải mêtan cho hành tinh và 2,5% lượng khí thải nhà kính do con người gây ra trên toàn cầu. Và một khi thế giới càng ấm lên, những người trồng lúa càng đối mặt những áp lực tồi tệ hơn. Theo báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), lượng mưa trong chu kỳ trồng lúa đã giảm 7% hàng năm trong vòng 30 năm qua, với tác động của biến đổi khí hậu dự kiến ​​sẽ làm giảm năng suất lúa khoảng 8,10% vào năm 2080.

Theo báo cáo của tổ chức WaterAid India, vào năm 2019, để sản xuất được 1 kg lúa cần khoảng 2.800 lít nước và điều này có thể gây ra cuộc khủng hoảng nước vào năm 2030, khi nhu cầu dự kiến ​​sẽ vượt cung gấp hai lần.

Không chỉ năng suất lúa dự kiến ​​sẽ giảm khi nhiệt độ tăng, mà sự gia tăng của CO2 trong khí quyển cũng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của nó. Một  nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science, lưu ý rằng mức CO2 cao hơn đã dẫn đến sự suy giảm hàm lượng protein, vi chất dinh dưỡng và vitamin trong các chủng loại gạo -gây ra những hậu quả tiềm ẩn về sức khỏe đối với 600 triệu người thường đón nhận già nửa nguồn năng lượng trong khẩu phần ăn bình quân đầu người từ gạo.

Tại Ấn Độ, quốc gia có gần một nửa dân số làm nông nghiệp, với sản lượng chính là lúa gạo. Năm 2021, sản lượng lúa gạo ước đạt mức kỷ lục với khoảng 125 triệu tấn ​​được sản xuất từ ​​cả vụ hè và vụ đông. Trong khi đó, quốc gia Nam Á chính là một trong ba nước phát thải khí mêtan hàng đầu thế giới, dù là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã khước từ cam kết toàn cầu về cắt giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.

Ấn Độ cũng không đăng ký Hành động COP26 Chương trình nghị sự về Nông nghiệp bền vững . Lý do có thể là do lập trường duy trì lâu nay của Ấn Độ: Các quốc gia đang phát triển có trách nhiệm nuôi sống và duy trì công dân của mình, và không nên chịu trách nhiệm giải quyết các kết quả của lượng khí thải carbon “lịch sử”.

Thực tế đơn giản là càng có nhiều miệng ăn, thì càng cần có nhiều lương thực cần được sản xuất nên muốn sản xuất bền vững cần đòi hỏi chuyển đổi tư duy nhiều hơn là thay đổi cây trồng.

Theo một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Science Advances, việc sử dụng các loại ngũ cốc thay thế, như ngô, kê (ragi), hoặc lúa miến, với yêu cầu tưới tiêu thấp, có thể làm giảm 33% nhu cầu tưới tiêu của Ấn Độ.

Nông nhân Bangladesh thu hoạch lúa, nơi gạo là lương thực chính ở nước này và mang lại sinh kế cho hàng triệu gia đình nông thôn. Ảnh: ucanews

Nông nhân Bangladesh thu hoạch lúa, nơi gạo là lương thực chính ở nước này và mang lại sinh kế cho hàng triệu gia đình nông thôn. Ảnh: ucanews

Một lập luận cho rằng nông dân có thể đa dạng hóa sản xuất, chuyển từ sản xuất lúa công nghiệp trong cái gọi là “chuyên canh lúa” sang canh tác hỗn hợp và tận dụng canh tác hữu cơ để giảm thiểu tác động của khí hậu và tăng tính bền vững chung. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Ông Partha Varanashi, một nông dân hữu cơ có nền tảng về công nghệ sinh học thực vật phân tử lấy lịch sử 200 năm trồng trọt hỗn hợp của gia đình mình để làm ví dụ: “Trước đây, người nông dân nào cũng trồng lúa. Theo thời gian, họ chuyển sang trồng hoa màu vì giá gạo giảm. Đối với nền công nghiệp sản xuất lúa gạo, một khi nông dân tìm kiếm năng suất cao hơn, họ phải cần bổ sung một lượng lớn phân bón hóa học vào đất, giết chết các vi sinh vật thường là một phần của quá trình chuyển hóa chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng có thể sử dụng được cho đất và cây trồng. Với những vi sinh vật chết, cây trồng sẽ phụ thuộc vào canh tác hóa học. Ông nói: “Điều này đã ngăn chặn chu kỳ thu nhận NPK từ chất thải động thực vật”.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), chỉ riêng thịt và các sản phẩm từ sữa đã chiếm 14,5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Mặc dù lúa gạo dường như có thể thay thế được, nhưng đây có lẽ vẫn là lần đầu tiên con người cần phải thay đổi: Trước khi chúng ta thay đổi cách thức và những gì người nông dân cần làm, nhu cầu cấp thiết là phải đảm bảo rằng nhiên liệu hóa thạch nằm yên dưới lòng đất.

(The Week)

  • Tags:
Xem thêm
Ông Trần Mạnh Dũng làm Bí thư Thành ủy Nha Trang

Ông Trần Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa được điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Nha Trang, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Khởi tố nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Phạm Văn Đồng

Vụ cháy trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong. Cảnh sát điều tra CA TPHN đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với nghi phạm 51 tuổi.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.