| Hotline: 0983.970.780

Nghĩa cử thời dịch dã: Tình nguyện viên vực dậy hy vọng

Thứ Tư 22/04/2020 , 09:19 (GMT+7)

Bất cứ khi nào Italy chịu tổn thất từ thiên tai, khủng hoảng, các tình nguyện viên tại thành phố Bergamo, vùng Lombardy, là một trong những lực lượng giải cứu xuất hiện đầu tiên.

Nhân viên y tế tình nguyện tại bệnh viện Spedali Civili ở Brescia, Italy, ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế tình nguyện tại bệnh viện Spedali Civili ở Brescia, Italy, ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Giờ đây, khi thảm họa diễn ra ngay trên sân nhà, cả thành phố chìm trong đại dịch Covid-19, người dân địa phương đã cho thấy sự đoàn kết cũng như khả năng phục hồi đáng nể của mình, theo France24.

“Dường như Thế chiến thứ ba đang dày vò và lặng lẽ giết chết chúng tôi”, họa sĩ Nicola Cattaneo, người dân Bergamo, chia sẻ về mức độ tàn phá khủng khiếp của Covid-19 đối với quê hương anh.

Giống như các trung tâm y tế khác trên khắp Lombardy, bệnh viện Bergamo đã trở thành một ổ dịch với hàng loạt ca lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân và nhân viên y tế. Giường bệnh nhanh chóng trở nên khan hiếm, vì vậy khi nhận được lời kêu gọi tình nguyện viên chung tay xây dựng một bệnh viện thứ hai, họa sĩ 37 tuổi Cattaneo đã đồng ý không chút do dự.

“Tôi có mặt tại điểm tập kết vào 6 giờ sáng hôm sau cùng 12 tình nguyện viên khác, còn vài trăm người nữa cũng muốn tham gia”, anh nhớ lại nỗ lực phi thường của tập thể khi hoàn thành bệnh viện dã chiến bên trong trung tâm hội nghị Bergamo chỉ sau 10 ngày. “Đây là một trải nghiệm đẹp, tất cả chúng tôi là một gia đình lớn cùng làm việc từ sáng sớm đến chiều muộn để giúp đỡ cộng đồng và những người đã mất”.

“Gia đình lớn này” gồm 24 người bạn của Cattaneo tới từ Curva Nord, các cổ động viên nhiệt thành của đội Atalanta, và một loạt thợ điện, thợ sửa ống nước và các thợ thủ công từ Bergamo. Claudio Lanfranchi, thợ sửa chữa đa năng trong nhóm tình nguyện, đã làm việc khoảng 14 - 15 tiếng mỗi ngày ở điểm xây bệnh viện.

Giữa khủng hoảng, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ đã giúp Bergamo vượt qua nghịch cảnh. “Chúng ta là những người làm việc chăm chỉ, không phải người từ bỏ”, Lanfranchi nói, dẫn lại một câu khẩu hiệu được lan truyền rộng rãi ở địa phương.

Quá trình xây dựng bệnh viện được thực hiện chủ yếu bởi Alpini, một quân đoàn sơn chiến có bề dày lịch sử nổi tiếng vì hoạt động tình nguyện cứu trợ thảm họa. Biểu tượng chiếc mũ gắn lông vũ của họ xuất hiện ở bất cứ nơi đâu có thiên tai, khủng hoảng trên khắp Italy.

Một tình nguyện viên giúp xây bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân nhiễm nCoV ở Bergamo, ngày 27/3. Ảnh: AFP.

Một tình nguyện viên giúp xây bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân nhiễm nCoV ở Bergamo, ngày 27/3. Ảnh: AFP.

Quân đoàn Alpini được thành lập năm 1872 để bảo vệ biên giới phía bắc Vương quốc Italy lúc bấy giờ mới thống nhất. Họ được biết đến là có khả năng ứng biến tốt và cơ động nhờ rèn luyện trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt của miền núi. Ngày nay, 8 trung đoàn Alpini đảm nhận các nhiệm vụ viện trợ quân sự và dân sự trên khắp thế giới, bao gồm xây dựng các bệnh viện dã chiến nhằm đối phó với thiên tai.

“Ở đâu có động đất hay lũ lụt là ở đó xuất hiện Alpini”, Dell’Oro, cây bút từ một tờ báo địa phương, nói. “Họ quen với việc xây dựng bệnh viện dã chiến. Điều họ không ngờ tới là họ phải xây dựng một bệnh viện như thế trên chính quê hương mình”.

Khi Alpini bắt đầu gây quỹ xây dựng bệnh viện vào tuần thứ ba của tháng ba, các gia đình và doanh nghiệp địa phương đã quyên góp được tổng cộng 3,2 triệu USD cho dự án. Khi chính quyền vùng Lombardy trì hoãn cấp phép xây dựng vì lo ngại thiếu hụt nhân sự, hơn 115.000 người đã ký vào một đơn kiến nghị yêu cầu nhà chức trách nhanh chóng phê duyệt để bệnh viện sớm đi vào hoạt động, cứu chữa bệnh nhân.

Trong gần 10 ngày, các tình nguyện viên đeo băng tay bằng da ghi dòng chữa “Mola mia” (Không bao giờ từ bỏ) đã nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm hoàn thành bệnh viện nhanh nhất có thể. Tổng cộng, họ đã đóng góp 16.000 giờ lao động.

Gọi là bệnh viện dã chiến nhưng cơ sở được xây dựng ở Bergamo vẫn có đầy đủ các phòng chức năng như phòng chăm sóc đặc biệt, phòng xét nghiệm, phòng thay đồ cho y bác sĩ và phòng thở oxy.

Không gian bệnh viện được chia thành các khu vực màu đỏ, màu vàng và xanh lá cây, ngăn cách bởi những thanh chắn bằng sắt. Mỗi khu vực lại có tiêu chuẩn vệ sinh khác nhau. Các phòng X quang, khu tẩy trùng và phòng thí nghiệm phân tịch được đặt trong những thùng container bố trí ngay tại hiện trường.

“Công trình này rất hoàn hảo về khía cạnh công nghệ”, Vanna Toninelli, phát ngôn viên bệnh viện Papa Giovanni XXIII, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý bệnh viện dã chiến, nhận xét. “Nó có giá trị rất rất lớn”.

Vận hành bộ máy nhân sự của bệnh viện là phần khó khăn nhất trong bối cảnh hệ thống y tế của Lombardy đã quá tải và nhiều bác sĩ cũng nhiễm virus.

Tuy nhiên, các tình nguyện viên bắt đầu đổ tới từ những khu vực khác để chung tay giúp đỡ, bao gồm cả một y tá từ Umbria xa xôi. Cô nói mình “nợ Alpini lòng biết ơn” bởi quê hương của cô từng được lực lượng này giúp đỡ trong trận động đất 4 năm trước.

Những hành động tương trợ như vậy đã “gửi đi thông điệp chứa chan niềm hy vọng, hướng tới tương lai”, Cattaneo, fan hâm mộ đội bóng Atalanta, nói. Ông mong rằng “người dân Italy sẽ học được rằng chúng ta đoàn kết và hào phóng hơn nhiều những gì chúng ta tưởng tượng”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.